Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Người được hưởng chính sách như thương bình gồm những ai?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3433 Lượt xem

Người được hưởng chính sách như thương bình gồm những ai?

Người hưởng chính sách như thương binh là những người không phải là quân nhân, công an nhân dân bị thương trong các trường hợp được quy định như đối với thương binh ở trên mà cũng mất sức lao động từ 21% trở lên, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

Người được hưởng chính sách như thương binh gồm những ai? là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm hiện nay.

Quy định về người được hưởng chính sách như thương binh

Người hưởng chính sách như thương binh là những người không phải là quân nhân, công an nhân dân bị thương trong các trường hợp được quy định như đối với thương binh ở trên mà cũng mất sức lao động từ 21% trở lên, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

Do thương binh và người hưởng chính sách như thương binh chỉ khác nhau ở đối tượng là người thuộc lực lượng vũ trang, nên pháp luật không phân biệt chế độ ưu đãi đối với thương binh và hưởng chính sách như thương binh và đều gọi họ chung là thương binh. 

– Để xác nhận trường hợp nào đó là thương binh, pháp luật quy định họ phải có hồ sơ gồm: Giấy xác nhận đối với trường hợp bị thương hoặc biên bản xảy ra sự việc (do cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc lập), giây ra viện sau khi điều trị vết thương, giấy chứng nhận bị thương do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ký, biên bản giám định thương tật do hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền cấp. 

Nếu bị thương trước ngày 01/01/1995 thì hồ sơ không cần giấy ra viện nhưng phải có thêm bản khai cá nhân có xác nhận và đề nghị của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi đang cư trú; quyết định xuất ngũ, chuyển ngành… hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ của người có thẩm quyền cấp.

Trong trường hợp này, nếu hồ sơ cũ bị thất lạc không có giấy chứng nhận bị thương thì có thể dùng các tài liệu khác để chứng minh như phiếu chuyển thương, bệnh án, giấy ra viện, phiếu khám sức khoẻ… để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bị thương

– Tuỳ thuộc vào người bị thương thuộc lực lượng vũ trang hay cán bộ, công chức nhà nước, thanh niên xung phong… mà xác định thủ trưởng cơ quan đơn vị quản lý người bị thương (theo sự phân cấp) có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, lập hồ sơ thương binh, giới thiệu đến cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật, cấp giấy chứng nhận thương tật và trợ cấp thương binh…

Sau khi hoàn tất hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền này chuyển hồ sơ đến sở lao động, thương binh và xã hội cấp tỉnh, nơi thương binh cư trú để giải quyết quyền lợi cho | họ. Hồ sơ thương binh do các sở lao động, thương binh và xã hội quản lý sau khi đã được kiểm duyệt và đăng ký số quản lý tại Bộ lao động, thương binh và xã hội.

Bệnh binh 

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; 

– Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên; 

– Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân; 

– Đã công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, 

– Làm nghĩa vụ quốc tế; 

– Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; 

– Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao. 

– Ngoài ra bệnh binh còn là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% – 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1994. 

Hồ sơ xác nhận bệnh binh bao gồm: Giấy chứng nhận bệnh tật do thủ trưởng đơn vị ký (theo sự phân cấp), biên bản giám định bệnh tật của hội đồng giám định y khoa quân đội hoặc công an lập, quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh do trưởng đơn vị quản lý quân nhân hoặc công an nhân dân xuất ngũ ký, phiếu cá nhân chứng nhận quá trình công tác trong lực lượng vũ trang và bản trích lục hồ sơ bệnh binh.

Nếu quân nhân, công an nhân dân xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát thì cũng phải có các giấy tờ chứng minh sự xuất ngũ, bệnh cũ tái phát… có xác nhận và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi bệnh binh cư trú. 

Khi quân nhân, công an nhân dân bị yếu sức khoẻ do bệnh tật hoặc bệnh cũ tái phát sau khi xuất ngũ, đơn vị quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ và giới thiệu tới cơ sở giám định y khoa có thẩm quyền.

Nếu kết luận y khoa đủ điều kiện công nhận bệnh binh thì thủ trưởng đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ để chuyển đến sở lao động, thương binh và xã hội, nơi bệnh binh cư trú, để giải quyết quyền lợi cho họ theo quy định. 

Bệnh binh khi bệnh cũ tái phát nặng sẽ được xem xét giám định lại khả năng lao động. Sau khi giám định lại mà tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật giảm hay tăng hoặc vẫn giữ nguyên, giám đốc sở lao động-thương binh và xã hội sẽ ra quyết định điều chỉnh trợ cấp bệnh binh.

Thủ tục và hồ sơ giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động của bệnh binh được quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT/BLĐTBXH-BYT của Bộ lao động-thương binh và xã hội và Bộ y tế hướng dẫn về việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám định lại khả năng lao động đối với bệnh binh. 

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học 

Đối tượng được hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học bao gồm: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học 

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dân đến một trong các trường hợp sau đây: 

– Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;

– Vô sinh;

– Sinh con dị dạng, dị tật. 

Theo Điều 23 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học bao gồm: 

– Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; 

– Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng công an nhân dân; 

– Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và các đoàn thể chính trị-xã hội khác; 

– Thanh niên xung phong tập trung;

– Dân công;

– Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã phường. 

Để được hưởng chế độ ưu đãi, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học phải đảm bảo điều kiện: 

– Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; 

– Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học; 

– Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học. |

Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học 

Nếu con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hoá học thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ ưu đãi: 

– Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt; 

– Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt. 

– Để được hưởng trợ cấp, các đối tượng trên phải làm bản khai hưởng trợ cấp có xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã kèm theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về tình trạng bệnh, dị dạng, dị tật để gửi phòng lao động, thương binh và xã hội cấp huyện.

Sau đó, sở lao động, thương binh và xã hội căn cứ vào hồ sơ và danh sách người bị nhiễm chất độc hoá học đã được cơ quan có thẩm quyền điều tra để xét duyệt, lập danh sách người được trợ cấp để trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp. 

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị đích bắt tù, đây là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đây không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. 

Người bị địch bắt, tù đày nếu có thương tích thực thể thì là thương binh, làm thủ tục công nhận và quyền lợi được hưởng như đối với thương binh. Nếu không có thương tích thực thể thì đó phải làm bản khai cá nhân có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc, uỷ ban nhân dân hoặc đảng uỷ cấp xã; lấy giấy chứng nhận của ban liên lạc nhà tù, nếu nhà tù không có ban liên lạc thì phải có hai người làm chứng theo quy định.

Trên cơ sở đó, cơ quan lao động, thương binh và xã hội tập hợp trình chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc giám đốc sở lao động, thương binh và xã hội (nếu được chủ tịch tỉnh uỷ quyền) để ra quyết định hưởng ưu đãi. 

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

Để được thực hiện chế độ, người hoạt động kháng chiến phải làm bản tự khai cá nhân về số năm thực tế tham gia kháng chiến có chứng nhận mức khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến để cấp uỷ trực tiếp, thủ trưởng đơn vị công tác hoặc uỷ ban nhân dân xã chứng nhận. Trên cơ sở đó, ngành lao động, thương binh và xã hội tập hợp trình chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh để ra quyết định hưởng chế độ. 

Người có công giúp đỡ cách mạng 

Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn nguy hiểm bao gồm: 

– Người được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công hoặc bằng “Có công với nước”; 

– Người trong gia đình được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công hoặc bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945; 

– Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; 

– Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến. 

Theo quy định của pháp luật, đối tượng phải tự khai quá trình giúp đỡ cách mạng, thành tích cụ thể. Trên cơ sở đó, chính quyền nơi đối tượng đang cư trú họp và lập biên bản xác nhận và đề nghị của hội đồng xác nhận cấp xã.

Cùng với bản sao của danh hiệu khen thưởng, cơ quan lao động, thương binh và xã hội sẽ tập hợp danh sách để chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc giám đốc sở lao động, thương binh và xã hội (nếu được chủ tịch tỉnh uỷ quyền) ra quyết định hưởng ưu đãi. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi