Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người bị bệnh dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5068 Lượt xem

Người bị bệnh dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?

Chồng của tôi đã tham gia BHXH 29 tháng. Vừa qua, chồng tôi bị bệnh xuất huyết não nằm viện 2 đợt 35 ngày. Tôi mới nhận được 3.3 triệu đồng thanh toán số tiền nằm viện 2 đợt. Vậy bệnh của chồng tôi có nằm trong danh mục bệnh dài ngày không?

 

Câu hỏi:

Xin tư vấn Luật Hoàng Phi tư vấn giúp :

Chồng của tôi đã tham gia bảo hiểm được 29 tháng với mức lương 4 triệu/tháng. Vừa qua, chồng tôi bị bệnh xuất huyết não nằm viện 2 đợt tổng cộng 35 ngày. Nhưng hiện tại tôi mới nhận được 3.3 triệu đồng thanh toán số tiền nằm viện 2 đợt. Xin hỏi bệnh của chồng tôi có nằm trong danh mục bệnh dài ngày? Nếu thuộc thì tôi phải làm gì để được lãnh tiền ốm dài ngày và năm 2017 có được lãnh không?

Mong Luật Hoàng Phi tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Căn cứ theo Danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2016 thì bệnh xuất huyết não có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đã quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này”.

Người bị bệnh dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?

Người bị bệnh dài ngày hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?

Bởi vậy, chồng bạn cần nộp cho công ty chồng bạn bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để được giải quyết chế độ ốm đau.

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ốm đau chữa trị bệnh dài ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định:

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Vì thế, chồng bạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày trong 1 năm, tính cả ngày nghỉ lễ, tết. Và sau khoảng thời gian đó nếu chồng bạn vẫn còn điều trị thì sẽ được nghỉ hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. Và năm 2017, nếu chồng bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh thì vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định trên.

Ngoài ra, căn cứ vào Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:

“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”

Vì vậy, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở đi trong tháng thì người lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế. Do đó, khi chồng bạn nghỉ việc chữa trị bệnh xuất huyết não từ 14 ngày trở lên trong tháng thì chồng bạn không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi