Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 637 Lượt xem

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình

Người lao động giúp việc gia đình nhìn chung là đối tượng yếu thế, vì làm việc trong môi trường khép kín, đơn lẻ và chủ yếu là lao động nữ, có trình độ học vấn thấp, họ thường không có tiếng nói đủ tầm ảnh hưởng về khía cạnh pháp lý.

Quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình 

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo điều 163 Bộ luật lao động như sau:

1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu thỏa thuận.

5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.

6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. 

Tư vấn về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình 

Người lao động giúp việc gia đình nhìn chung là đối tượng yếu thế, vì làm việc trong môi trường khép kín, đơn lẻ và chủ yếu là lao động nữ, có trình độ học vấn thấp, họ thường không có tiếng nói đủ tầm ảnh hưởng về khía cạnh pháp lý. Vì vậy, họ dễ có nguy cơ bị đối xử bất công, bị lạm dụng sức lao động, quấy rối tình dục và dễ chịu thiệt thòi về quyền lợi trong mối quan hệ lao động với chủ sử dụng.

 Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động là giúp việc gia đình, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải có các nghĩa vụ:

(i) Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động;

(ii) Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

(iii) Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình;

(iv) Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận;

(v) Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp;

(vi) Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi