Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc 2025?
  • Thứ hai, 06/01/2025 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6141 Lượt xem

Nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc 2025?

Pháp luật Lao động hiện hành chưa có quy định về hình thức thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động là như thế nào. Vì thế, việc thông báo có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản, thư điện tử,…

Chấm dứt Hợp đồng lao động là sự kiện pháp lí rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lí của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp có ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, cuộc sống của người lao động thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho Người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng Người lao động thường băn khoăn xem trình tự nghỉ việc sẽ như thế nào? Quy định của pháp luật về việc thông báo trước khi nghỉ việc sẽ như thế nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý đọc giả một số nội dung cơ bản như: nghỉ việc báo trước 30 ngày thay 30 ngày làm việc? Nghỉ việc không báo trước 30 ngày hậu quả pháp lý sẽ như thế nào? Các hình thức thông báo nghỉ việc?

Nghỉ việc báo trước 30 ngày thường hay 30 ngày làm việc?

Theo quy định mới nhất tại Điều 35 – Bộ luật Lao động năm 2019:

“ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a. Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b. Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c. Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;

d. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước trong trường hợp sau đây:

a. Không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

e. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này;

f. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Vậy nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc? Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật Lao động yêu cầu Người lao động phải báo trước số ngày tính theo ngày làm việc hay ngày thường. Do đó, số ngày báo trước 30 ngày có thể lựa chọn ngày thường hoặc ngày làm việc đều có thể được chấp nhận.

Hậu quả pháp lý nghỉ việc không báo trước?

Khi người lao động nghỉ việc mà không báo trước theo quy định của pháp luật thì người lao động sẽ phải chịu hậu quả pháp lý như sau:

+ Không được trợ cấp thôi việc.

+ Phải bồi thường cho người lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày thông báo trước.

+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

(Quy định tại Điều 40 – Bộ Luật lao động năm 2019).

Những hình thức thông báo nghỉ việc?

Trên đây chúng tôi đã giải đáp nghỉ việc báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc? ở nội dung này, chúng tôi gửi tới Quý vị thông tin về các hình thức thông báo nghỉ việc.

Pháp luật Lao động hiện hành chưa có quy định về hình thức thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động của người lao động là như thế nào. Vì thế, việc thông báo có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản, thư điện tử,…

Tuy nhiên có một vấn đề cần đặc biệt lưu ý đó là chứng minh Người sử dụng lao động đã nhận được thông báo nghỉ việc từ người lao động.

Đối với trường hợp thông báo bằng lời nói (thông báo miệng) cần phải có người làm chứng hoặc bản ghi âm, ghi hình để xác định là người lao động đã thông báo và người sử dụng lao động đã nhận được thông báo. Việc này dẫn tới một số rắc rối khi say này chứng minh bản ghi âm, ghi hình hoặc người làm chứng.

Chính vì thế thông báo bằng văn bản hoặc qua email đang là một lựa chọn được ưu tiên lựa chọn nhất hiện nay. Để bảo đảm người lao động có bằng chứng rõ ràng, thuyết phục, không gây trở ngại cho quá trình xác minh.

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động về nguyên tắc được đặt ra trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động và nói chung được chú ý nhiều hơn đến quyền lợi của Người lao động. Thực tế áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp là không có gì phức tạp về mặt pháp lý.

Tuy nhiên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thường xảy ra tranh chấp lao động. Vì vậy, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, người lao động cần chú ý một số nội dung như trên trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp động lao động trước thời hạn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thương lượng tập thể là gì theo Bộ luật lao động 2025?

Điều đáng chú ý là định nghĩa về thương lượng tập thể này có phạm vi rất rộng trong bối cảnh mới có thể có nhiều tổ chức đại diện người lao động. Quy định về định nghĩa thương lượng tập thể tại Điều 65 của BLLĐ năm 2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy định về thương lượng tập thể tại Điều 2 Công ước số 154 của ILO về thương lượng tập thể......

Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công

BLLĐ năm 2019 giữ nguyên tỷ lệ trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công như một điều kiện nhằm bảo đảm và khẳng định việc đình công nếu có diễn ra là phản ánh ý chí, nguyện vọng của phần đông tập thể người lao...

Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động như thế nào?

Nguyện vọng của người lao động có hay không tiến hành đình công là có tính quyết định đối với việc tổ chức cuộc đình công, vì xét cho cùng cuộc đình công là nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu yêu sách của người lao...

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam....

Người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như thế nào?

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết...

Xem thêm