Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 846 Lượt xem

Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu?

Về độ tuổi, chế độ bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho những người đã già, không còn tham gia quan hệ lao động nữa, vì vậy, chỉ đến khi hết tuổi lao động, người lao động mới được hưởng chế độ này.

Tuỳ thuộc vào tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ hoặc chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn. Mức hưởng lương hưu là bao nhiêu?

Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng 

Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ

1. Điều kiện hưởng 

Thông thường, để được hưởng một chế độ bảo hiểm xã hội, người hưởng bảo hiểm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Tuỳ từng chế độ bảo hiểm cụ thể mà điều kiện hưởng là khác nhau nhưng nhìn chung đều căn cứ vào mức độ đóng góp của người tham gia bảo hiểm và sự thực tế chứng tỏ cần thiết phải áp dụng chế độ bảo hiểm đó.

Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí, điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng bảo hiểm chính là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm. Do vậy, phải đến một độ tuổi và có một khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhất định người lao động mới được nghỉ hưu và hưởng trợ cấp.

Về độ tuổi, chế độ bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho những người đã già, không còn tham gia quan hệ lao động nữa, vì vậy, chỉ đến khi hết tuổi lao động, người lao động mới được hưởng chế độ này.

Trên thế giới, tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội cũng như tập quán của từng nước mà độ tuổi về hưu của người lao động ở các quốc gia được quy định khác nhau.) Ngay tại một quốc gia ở các thời kỳ khác nhau cũng có những quy định khác nhau về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội. 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện chung để được hưởng chế độ hưu trí là: Đối với lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Tuổi nghỉ hưu này được giảm tối đa 5 tuổi, cụ thể là 55 tuổi đến 60 tuổi đối với lao động nam, 50 tuổi đến 55 tuổi đối với lao động nữ trong các trường hợp người lao động đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại, có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

Đối với những người làm việc trong lực lượng vũ trang được giảm 5 năm tuổi đời so với những lao động ở khu vực dân sự. Ở Mỹ độ tuổi nghỉ hưu cho cả hai giới là 65 tuổi; ở Anh độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 65 tuổi, nữ là 60 tuổi; ở Nhật Bản tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi.

Hiện nay do tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên (hiện tượng dân số già đi) nên một số nước đang có xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động hoặc áp dụng các chế độ hưu trí mềm dẻo với các biện pháp không chính thức khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc và nghỉ hưu muộn hơn (ví dụ tăng lương cho những người nghỉ hưu muộn hơn như ở Anh, Mỹ, Canada). 

Quy định này của pháp luật về cơ bản đã phù hợp với thực tế và tương đồng với pháp luật của một số nước trên thế giới. Hầu hết người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh và người lao động làm những công việc nặng nhọc độc hại cho rằng tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành là phù hợp với họ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy ở một số ngành thuộc khu vực hành chính sự nghiệp nhà nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước… tuy đến tuổi nghỉ hưu nhưng nhìn chung, người lao động (đặc biệt là lao động nữ) vẫn đủ sức khoẻ để làm việc, đang phát huy được kinh nghiệm đã có cho công việc.

Một số trong số đó sau khi về hưu vẫn tiếp tục đi làm, vừa hưởng lương theo hợp đồng, vừa hưởng bảo hiểm hưu trí. Đó có thể là vấn đề cần phải xem xét trong thời gian tới để có quy định phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu của đa số người lao động, tránh lãng phí sức lao động và bội chi quỹ bảo hiểm. 

2. Mức hưởng 

Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng được tính trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Nguyên tắc này được thực hiện từ khi có Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993, khác hẳn với cách tính mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng trước đó, chủ yếu trên cơ sở thời gian công tác của người lao động và mức tiền lương của người lao động trước khi nghỉ việc.

Có sự thay đổi này bởi trước năm 1993, quỹ bảo hiểm thực chất là do ngân sách nhà nước tài trợ. Chỉ có người lao động là công nhân viên chức làm việc theo hình thức tuyển dụng vào biên chế của Nhà nước được tham gia bảo hiểm và họ không phải đóng góp bất kỳ một khoản nào vào quỹ bảo hiểm xã hội. Điều đó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường nên từ năm 1993, chế độ hưu trí được áp dụng cho cả những đối tượng là lao động hợp đồng làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau.

Người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp và đó là nguồn cơ bản hình thành quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, mức hưởng bảo hiểm phải được tính dựa trên cơ sở sự đóng góp của chính bản thân người lao động thông qua mức tiền công và thời gian đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, mức hưởng bảo hiểm cao nhất bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm.

Việc pháp luật quy định mức lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động chỉ bằng 75 % mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương khi người lao động đang làm việc nhưng cũng không được thấp hơn mức trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu.

Thực tế, trước đây đã có thời gian chúng ta quy định mức lương hưu hàng tháng tối đa lên đến 95% mức tiền lương của người lao động trước khi nghỉ hưu (Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985). Đó là biểu hiện của sự bình quân trong phân phối thu nhập của Nhà nước trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiền lương hưu tương đối cao này cũng mới chỉ tính trên phần tiền lương bằng tiền, không tính hết phần lương được cấp bằng hiện vật. Còn tiền lương hưu hiện nay tuy có quy định tối đa không quá 75% lương bình quân nhưng đó lại là khoản tiền lượng đã được tiền tệ hoá cơ bản. 

– Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu… nếu có. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã được quy định khá rõ nét, có phân biệt đối tượng đóng bảo hiểm xã hội ở các thời điểm khác nhau để thực hiện lộ trình hợp lý khi chuyển đổi chính sách 

Chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn

1. Điều kiện hưởng 

Trong trường hợp bình thường, khi hết tuổi lao động (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi; trong một số trường hợp là nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi) và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau (như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động) làm người lao động bị suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động khiến họ khó có thể tham gia được quan hệ lao động nữa, cần phải nghỉ việc trước tuổi.

Trong những trường hợp đó tuy chưa đủ tuổi về hưu theo quy định nhưng nếu đảm bảo một số điều kiện, người lao động cũng vẫn được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng song mức lương hưu hàng tháng của họ bao giờ cũng thấp hơn so với những người nghỉ hưu đúng tuổi. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn: 

– Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 

– Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại theo danh mục do Bộ lao động, thương binh và xã hội và Bộ y tế ban hành, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Riêng trường hợp này không cần thiết phải phụ thuộc vào tuổi đời. 

Như vậy. Nhà nước đã quy định mức hưu trí thấp cho những người lao động vì họ chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định chung và mất tới 61% sức lao động, rất khó có thể làm việc một cách bình thường, nếu có thời gian đóng bảo hiểm mức luật định, đủ để cân đối quỹ kết hợp với khả năng tương trợ cộng đồng thì có thể đảm bảo cho đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí hàng tháng. 

2. Mức hưởng 

Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng trong trường hợp này cũng được tính dựa trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, cách tính lương hưu trong trường hợp này cũng tương tự như trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi.

Song vì những người lao động này nghỉ hưu trước tuổi nên cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. 

Các quyền lợi khác của người lao động hưởng lương

Chế độ hưu trí hàng tháng

Với cách tính lương hưu như hiện nay, mức lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mức này chỉ tương ứng với mức hưởng của lao động nữ có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội và lao động nam có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội vượt quá mức thời gian này.

Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo mức đóng góp, pháp luật đã quy định người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm đối với lao đông nữ và trên 30 năm đối với lao động nam, ngoài lương hưu hàng tháng khi nghỉ hưu còn được hưởng thêm trợ cấp một lần.

Cụ thể từ năm thứ 26 trở lên đối với lao động nữ, từ năm thứ 31 trở lên đối với lao động nam, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được nhận bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. 

Ngoài ra, người lao động hưởng lương hưu hàng tháng, còn được nhận thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Khi người lao động chết, gia đình còn được hưởng chế độ tử tuất.

Trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu mà ở lại nước ngoài hợp pháp thì uỷ nhiệm cho thân nhân ở trong nước nhận lương hưu hàng tháng (giấy uỷ nhiệm có giá trị trong 6 tháng và phải có xác nhận của Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó cư trú).

Người hưởng lương hưu hàng tháng còn được điều chỉnh mức lương hưu đang hưởng căn cứ vào mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và mức tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ. 

Chế độ bảo hiểm hưu trí một lần 

Đối với những người lao động khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả hai để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì tuỳ từng trường hợp mà họ được hưởng trợ cấp một lần, được chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm.

Điều này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động mà còn căn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ. 

Pháp luật quy định: đối với người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm theo quy định của Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006); người lao động đi định cư hợp pháp ở nước ngoài; người lao động sau một năm nghỉ việc, không tiếp tục đóng bảo hiểm có yêu cầu nhận bảo hiểm một lần và các quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Cứ mỗi một năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 1,5 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động nghỉ việc tuy chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì có thể chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Trong thời gian nghỉ chờ, nếu người lao động lại tiếp tục tham gia quan hệ lao động và đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội này được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã bảo lưu trước đó để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp chưa được giải quyết chế độ hưu trí mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật hoặc nếu chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất.

Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động gặp rủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau hoặc sau một thời gian không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện thì cũng được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy, có thể thấy chế độ hưu trí một lần hiện nay được pháp luật quy định hết sức linh hoạt. Tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng điều kiện và tuỳ thuộc vào nguyện vọng của chính bản thân người lao động mà từ đó cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Điều này không những đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm mà còn phù hợp với sự thay đổi quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, duy trì nguồn quỹ bảo hiểm hưu trí ở mức hợp lý. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi