Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2024 mới nhất
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 12412 Lượt xem

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2024 mới nhất

Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ, đúng với quy định, chủ thể đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

Mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền, điều mà họ quan tâm nhất khi đăng ký thành công chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vậy một mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi nhận những nội dung gì? Phải đảm bảo những điều kiện gì thì cá nhân, tổ chức mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Để trả lời những câu hỏi đó, mời quý độc giả tham khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây về mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ, đúng với quy định, chủ thể đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

Việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bước đầu được ghi nhận sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp trên lãnh thổ của đất nước, quốc gia đó.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp, có mẫu quy định chung, không được tự ý lập mẫu giấy chứng nhận riêng.

Tất cả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tự lập, tự chọn hay nhờ cá nhân, tổ chức bên ngoài lập đều là giả, không có giá trị pháp lý, giá trị sử dụng khi thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp thành công, chưa được cơ quan nhà nước công nhận và đi vào hoạt động.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thông thường sẽ ghi nhận những nội dung sau:

– Mã số doanh nghiệp là nội dung quan trọng đầu tiên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số khác nhau, được ghi nhận trên hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp. Mã số này giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau, cũng như giúp cơ quan thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hơn.

– Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm nội dung là tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt nếu có.

– Cần ghi rõ những thông tin về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp tại đâu, số điện thoại, email.

– Thông tin về vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, quy đổi cụ thể trị giá về đơn vị tiền tệ là VNĐ.

– Thông về người đại diện của doanh nghiệp, hoặc chủ doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện chính sau đây để được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

– Cung cấp thông tin chính xác và hợp lệ trong hồ sơ yêu cầu đăng ký doanh nghiệp trước đó gửi cho cơ quan có thẩm quyền về nội dung giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu, bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp, các thành viên doanh nghiệp, quy định về nội dung vốn điều lệ, danh sách thành viên doanh nghiệp.

– Trong thông tin cung cấp cho cơ quan thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong ngành nghề mà nhà nước cho phép, không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật.

– Tên đăng ký doanh nghiệp được đặt theo quy định bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp.

– Sau khi cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đồng thời cần nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thông qua hình thức nộp trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ, chuyển khoản cho cơ quan phụ trách.

Khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những nội dung trên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau ba ngày làm việc.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh thực hiện thủ tục này cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Thông thường mỗi tỉnh sẽ có một Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện nhiệm vụ, chức năng này, riêng tại hai địa điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể có thêm một đến hai phòng Đăng ký kinh doanh để thể thực hiện nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các cơ quan này sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp, xem xét tính hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, thực hiện cập nhật thông tin doanh nghiệp lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, sau đó thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/07/MẪU-GIẤY-CHỨNG-NHẬN-ĐĂNG-KÝ-DOANH-NGHIỆP.doc”]

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định trên toàn hệ thống.

Để nhận biết một mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp thì các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo mẫu chúng tôi trình bày dưới đây:

– Về hình thức của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện dưới hai hình thức là văn bản giấy và bản điện tử.

Thông thường Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mặt trước chữ màu vàng nền đỏ, mặt sau có thông tin về doanh nghiệp, có đầy đủ dấu, chữ ký của cơ quan có thẩm quyền, có chữ nổi, hoa văn nổi trên mặt sau. Có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ, thông tin nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Về mặt nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm thông tin như chúng tôi đã trình bày ở trên tuy nhiên đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có thông tin sẽ có khác nhau về thông tin cụ thể.

Mã số doanh nghiệp đối với từng doanh nghiệp là khác nhau bao gồm mười chữ số được ghi liền kề nhau, không bao gồm chữ cái, hay các ký hiệu đặc biệt.

Về tên doanh nghiệp, phần tên tiếng Việt có đầy đủ hai bộ phận là loại hình doanh nghiệp, tên riêng doanh nghiệp và thành phần khác. Nếu có tên tiếng nước ngoài, cần ghi đầy đủ tên nước ngoài, và tên viết tắt nếu có.

Địa chỉ trụ sở chính ghi rõ và cụ thể số nhà, ngõ, ngách, đường, thôn xóm, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Ngoài ra có thể ghi lại cách thức liên hệ như số điện thoại, email, fax, hay website doanh nghiệp nếu có.

Vốn điều lệ của công ty bằng chữ, bằng số là bao nhiêu, đối với công ty cổ phần có thêm mục mệnh giá cổ phần là bao nhiêu, tổng cổ phần là bao nhiêu.

Người đại diện doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp với các thông tin họ và tên, chức danh, ngày tháng năm sinh, số chức minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hy vọng sẽ là thông tin hữu ích đối với quý độc giả. Nếu có những thắc mắc, hay phản hồi quý độc giả có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi qua số Hotline: 0981.378.999 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và thông tin đến quý vị.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi