Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn trình báo về việc phá hoại tài sản
  • Thứ sáu, 17/11/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 565 Lượt xem

Mẫu đơn trình báo về việc phá hoại tài sản

Đơn trình báo về việc phá hoại tài sản là văn bản của cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để trình báo về hành vi phá hoại tài sản của cá nhân, tổ chức.

Phá hoại tài sản là gì?

Phá hoại tài sản là hành vi cố ý gây tổn hại, phá vỡ, phá hủy hoặc làm mất mát tài sản của người khác, hành vi này có thể bao gồm việc đập phá, bắn hủy, đốt cháy, vỡ hoặc làm hỏng tài sản một cách cố ý và không có sự cho phép của chủ sở hữu.

Hành vi phá hoại tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đơn trình báo về việc phá hoại tài sản là gì?

Đơn trình báo về việc phá hoại tài sản là văn bản của cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để trình báo về hành vi phá hoại tài sản của cá nhân, tổ chức.

Nội dung đơn trình báo về việc phá hoại tài sản

Đơn trình báo về việc phá hoại tài sản thường bao gồm các nội dung sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ;

– Ngày tháng năm viết đơn;

– Họ tên, ngày tháng năm sin, chứng minh nhân dân/CCCD, địa chỉ… các thông tin liên lạc cá nhân của người viết đơn;

– Lý do viết đơn: Trình bày về hành vi phá hoại tài sản;

– Cung cấp thông tin về đối tượng có hành vi phá hoại tài sản (nếu có) như: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ;

– Trình bày diễn biến vụ việc: Hành vi phá hoại tài sản được thực hiện như thế nào, diễn biến ra sao, hậu quả gây ra là gì… nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết;

– Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị phá hoại;

– Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Mong muốn cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc…

– Lời cam đoan của người làm đơn;

– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu đơn trình báo về việc phá hoại tài sản

Quý độ giả có thể tham khảo Mẫu đơn trình báo về việc phá hoại tài sản sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TRÌNH BÁO
(Về việc phá hoạt tài sản)

Kính gửi:……………………………………………………………………………………………………………….

Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số:……………… cấp ngày…………………….. do………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi làm đơn này trình bày về hành vi phá hoại tài sản, cụ thể như sau (trình bày diễn biến vụ việc):

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ví dụ: Vào khoảng……giờ, ngày…………., một nhóm đối tượng (nên cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi phá hoại tài sản như: họ tên, tuổi, địa chỉ, liên hệ…) đã có hành vi……………………………( trình bày rõ hành vi phá hoại tài sản của nhóm đối tượng đó như hành vi đập phá, đốt…) tài sản của tôi là………………………….. (trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị phá hoại). 

Do đó, tôi làm đơn này, trình báo đến Cơ quan……………. về hành vi phá hoại tài sản cụ thể như đã nêu ở trên, qua đó mong muốn Cơ quan……………. vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc giúp tôi.

Tôi xin cam đoan việc khai báo trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu những thông tin trên là sai.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

… , Ngày … tháng … năm… 

 Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Tải (download) Mẫu đơn trình báo về việc phá hoại tài sản

Nộp đơn trình báo về việc phá hoại tài sản ở đâu?

Trình báo về việc phá hoại tài sản giúp ngăn chặn và trừng phạt những hành vi phạm pháp bằng cách thông báo cho cơ quan chức trách về hành vi phá hoại tài sản, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những tội ác và duy trì trật tự công cộng. Có những biện pháp kịp thời trong công tác bảo vệ an ninh cá nhân và xã hội, đồng thời đảm bảo rằng kẻ phá hoại sẽ bị trừng phạt và không gây nguy hiểm cho người khác.

Để trình báo về việc phá hoại tài sản thì người trình báo có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thê như sau:

– Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát các cấp;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

– Công an xã, phường, thị trấn.

Phá hoại tài sản có bị đi tù không?

Tùy thuộc vào mức độ hành vi và hậu quả để lại, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi