Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Mất khả năng lao động là gì?
  • Thứ năm, 23/02/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 477 Lượt xem

Mất khả năng lao động là gì?

Khái niệm mất khả năng lao động không được đề cập trong các văn bản pháp luật về lao động hiện hành. Do đó, nhiều người hiểu rằng, mất khả năng lao động là tình trạng người lao động không còn đủ điều kiện về sức khoẻ để tiếp tục tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ liên quan đến mất khả năng lao động, giúp Quý vị giải đáp mất khả năng lao động là gì? Mời Quý vị tham khảo:

Quy định về mất khả năng lao động

Mất khả năng lao động từng được quy định trong văn bản pháp luật, cụ thể:

Điểm c khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005, hiện đã hết hiệu lực thi hành quy định:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

[…] c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

 Tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 03), có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” có nội dung hướng dẫn như sau:

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

[…] b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017. Trong đó, tại điểm c khoản 1 Điều 590 có đề cập đến một trong những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, đó là:

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Mất khả năng lao động là gì?

Theo nội dung Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP  chúng tôi đã trích dẫn trên đây, mất khả năng lao động có thể hiểu là không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.

Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 thay thế Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, nghị quyết hiện hành không còn giải thích về mất khả năng lao động, chỉ còn quy định liên quan:

3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

[…] c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại. Do đó, việc giải thích trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Khái niệm mất khả năng lao động không được đề cập trong các văn bản pháp luật về lao động hiện hành. Do đó, nhiều người hiểu rằng, mất khả năng lao động là tình trạng người lao động không còn đủ điều kiện về sức khoẻ để tiếp tục tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật, tức là gần với khái niệm suy giảm khả năng lao động được đề cập trong các văn bản pháp luật về lao động như Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến mất khả năng lao động là gì?, rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp từ Quý độc giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi