Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quá trình hình thành và phát triển
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 851 Lượt xem

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quá trình hình thành và phát triển

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được vận hành theo một hệ thống pháp Luật Sở hữu trí tuệ ngày một hoàn thiện. Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng tuân thủ các Hiệp định, Điều ước, Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ từ khâu lập pháp đến thực hiện pháp luật. Các cơ quan Tòa án, Hải quan, Kiểm tra thị trường luôn luôn phối kết hợp trong hành động để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quyền hạn, chức năng của mình.

Trước thập niên 80 của Thế kỷ XX, ở Việt Nam sở hữu trí tuệ về thực chất chưa có khái niệm. Vậy hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quá trình hình thành và phát triển được thể hiện như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Sự hình thành Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Trên thực tế, việc khuyến khích cá nhân, tìm ra được những giải pháp dưới hình sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất được áp dụng trong các xí nghiệp (doanh nghiệp) quốc doanh.

Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật chủ yếu nhằm giảm bớt lao động cơ bắp của người công nhân, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng trong sản xuất có kế hoạch được tập trung cao độ theo pháp lệnh cụ thể – “chỉ tiêu pháp lệnh”. Khẩu hiệu thể hiện tư tưởng quyết tâm, có chủ đích và đầy khát vọng chủ quan của ý thức hệ tư tưởng tồn tại dai dẳng trong đội ngũ công nhân quốc doanh và lan truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư trong phạm vi toàn miền Bắc Việt Nam. Khẩu hiệu sản xuất: “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ” đã được xem như một tư tưởng chỉ đạo, ảnh hưởng đến ý thức hệ của đội ngũ công nhân và nông dân lao động.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thập niên 60 đến 80 thế kỷ XX, tư tưởng này cũng đã được thể hiện bằng hành động cụ thể của đội ngũ người lao động, những cá nhân lao động điển hình có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh như một động lực tăng năng suất lao động trong điều kiện nền sản xuất thủ công, cơ khí hóa từng bước… nhằm thoát nghèo và lạc hậu. Sở hữu trí tuệ bước đầu được xác định về khái niệm tại Việt Nam từ khi có Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994.

Nếu tính thời gian Việt Nam có pháp luật về sở hữu trí tuệ đến năm 2019 này, đã có tuổi 30 năm (1989 – 2019). Với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 1995. Với nhu cầu quan hệ kinh tế và thương mại với các nước trong tổ chức thương mại thế giới, quan hệ trong khu vực, quan hệ với các nước trên thế giới, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Kể từ việc Chính phủ ban hành các Nghị định điều chỉnh từng nhóm đối tượng riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ và năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Phần thứ VI của Bộ luật là: “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”. Quy định về quyền tác giả Điều 745 đến Điều 779; quy định về quyền sở hữu công nhiệp từ Điều 780 đến Điều 825.

Về quyền tác giả: Những quy định về tác giả (Đ.745); chủ sở hữu tác phẩm (Điều 746); các loại hình tác phẩm được bảo hộ (Điều 747); các tác phẩm được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật (Điều 748); Tác phẩm không được nhà nước bảo hộ (Điều 749); các quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm; thừa kế quyền tác giả, thừa kế của đồng tác giả; hợp đồng sử dụng tác phẩm; quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất bằng âm thanh, đĩa âm thanh, bằng hình, địa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình;

Về quyền sở hữu công nghiệp: Quy định các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, đối tượng không được Nhà nước bảo hộ. Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, sử dụng hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghiệp… .

Tiếp theo Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Một bước phát triển mới của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung một số điểu năm 2009, nhằm khắc phục những bất cập và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sau Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (Luật sửa đổi, bổ sung) được ban hành, một loạt các nghị định và Thông tư được ban hành để làm rõ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật này là: Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN, ngày 08 tháng 06 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nhiệp. Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam từ hiệu lực cao là Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các văn bản dưới luật như nghị định, các thông tư quy định và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho nên Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam được ban hành phù hợp với yêu cầu đối với quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

Việt Nam đã quy định về Luật Sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp và tương thích với những quy định trong Hiệp định TRIPS. Cùng với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế như Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và Công ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng.

Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mở ra các điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nước và ngoài nước được hưởng chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc hoàn thiện pháp luật tương thích với những yêu cầu của Công ước Paris và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Cùng với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản quy phạm dưới luật cũng được quy định kịp thời để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả; các đối tượng của quyền tác giả; các quyền liên quan đến quyền tác giả; điều kiện và trình tự xác lập quyền tác giả và quyền liên quan; quyền và nghĩa vụ của tác giả; quyền và nghĩ vụ của chủ thể có quyền liên quan đến quyền tác giả; thời hạn bảo hộ quyền tác giả thừa kế quyền tác giả; phương thức bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan; các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan…

Các biện pháp hành chính trong việc xác lập, duy trì, gia hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được coi trọng. Nâng cao hiểu biết xã hội về sở hữu trí tuệ, tăng cường công tác hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau.

Khuyến khích tạo ra công nghệ và áp dụng công nghệ mới.. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã điều chỉnh về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng…

Việt Nam là một quốc gia hội nhập với thế giới trong các hoạt động đầu tư nước ngoài, do vậy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn được coi trọng. Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được vận hành theo một hệ thống pháp Luật Sở hữu trí tuệ ngày một hoàn thiện. Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng tuân thủ các Hiệp định, Điều ước, Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ từ khâu lập pháp đến thực hiện pháp luật. Các cơ quan Tòa án, Hải quan, Kiểm tra thị trường luôn luôn phối kết hợp trong hành động để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quyền hạn, chức năng của mình.

->>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi