Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động?
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 558 Lượt xem

Lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động?

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Theo Điều 138, Bộ luật lao động, lao động nữ mang thai có Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. 

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Tư vấn về Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai 

Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai. Quy định này được ban hành nhằm phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ, đồng thời phù hợp đối với quy định tại Công ước CEDAW. Điều đó thể hiện pháp luật lao động đặc biệt chú trọng bảo vệ lao động nữ mang thai trong thời gian tham gia quan hệ lao động. 

Theo đó, điều kiện để lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Khi người lao động nữ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Việc quy định người lao động nữ phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hay tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động thời gian để tuyển dụng nhân sự mới, thay thế vị trí lao động cho người lao động nữ, cũng như sắp xếp nhân sự phù hợp. Đồng thời, việc yêu cầu người lao động nữ phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi mới được hưởng quyền này có ý nghĩa hạn chế việc người lao động nữ mang thai tùy ý chấm dứt hợp đồng lao động hay tạm hoãn hợp đồng lao động, tránh được sự xáo trộn trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. 

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, điểm đ khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019 quy định lao động nữ mang thai phải nghỉ việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Nội dung Điều 138 BLLĐ năm 2019 đã cụ thể thêm điều kiện để lao động nữ mang thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là: (i) Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, (ii) Thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Về bản chất, Điều 138 và Điều 35 không mâu thuẫn với nhau, để có thể được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đương nhiên người lao động có trách nhiệm chứng minh với người sử dụng lao động rằng mình thuộc trường hợp được hưởng quyền đó. BLLĐ năm 2019 không quy định thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động, như vậy có thể hiểu rằng, bất kỳ thời điểm nào kể từ khi nhận được xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

Về quyền tạm hoãn hợp đồng lao động, đây là nội dung thể hiện sự cụ thể quy định tại điểm d khoản 1 Điều 30 BLLĐ năm 2019. Theo đó, khi người lao động nữ muốn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

BLLĐ năm 2019 cũng quy định về: “Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”.

Thực tế, Điều 30 BLLĐ năm 2019 không quy định thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động tối thiểu hay tối đa, mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động nữ mang thai, Điều 138 BLLĐ năm 2019 ấn định thời gian tối thiểu cho việc tạm hoãn hợp đồng lao động là thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

Có thể thấy, quy định này mang tính nhân văn, thể hiện pháp luật lao động luôn cố gắng bảo vệ một cách tối đa quyền lợi cho người lao động nữ, bởi lẽ nếu không có khoảng thời gian tối thiểu này, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thời gian càng ngắn càng tốt và đương nhiên không thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động đang mang thai một cách đầy đủ. 

Đồng thời, Điều 138 BLLĐ năm 2019 quy định, kể cả không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên có quyền thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Điều này thực chất được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 BLLĐ năm 2019: “h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận”.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi