Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về lao động chưa thành niên
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 857 Lượt xem

Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về lao động chưa thành niên

Với mục đích bảo vệ lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện về học nghề, việc làm, thu nhập, sức khỏe cũng như phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, ngoài các quy định chung, các BLLĐ trước đây cũng như BLLĐ năm 2019, đã có quy định riêng đối với lao động này.

Khái niệm lao động chưa thành niên theo Bộ luật lao động

Điều 143 Bộ luật lao động giải thích về lao động chưa thành niên như sau:

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. 

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này. 

Bình luận quy định về lao động chưa thành niên theo Bộ luật lao động

Với mục đích bảo vệ lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện về học nghề, việc làm, thu nhập, sức khỏe cũng như phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, ngoài các quy định chung, các BLLĐ trước đây cũng như BLLĐ năm 2019, đã có quy định riêng đối với lao động này.

Việc sử dụng thuật ngữ lao động chưa thành niên và đưa ra khái niệm lao động chưa thành niên (là người lao động dưới 18 tuổi) trong Điều 143 BLLĐ năm 2019 được đánh giá là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác định tuổi, năng lực chủ thể và trách nhiệm chủ thể. 

Ngoài ra, quy định lao động chưa thành niên gồm 03 nhóm theo độ tuổi lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi và lao động dưới 13 tuổi, để từ đó xác định phạm vi tham gia công việc, điều kiện lao động, phương hướng bảo vệ người lao động chưa thành niên trong quan hệ lao động là hợp lý. Các nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đặc biệt là quy định về 3 danh mục công việc và nơi làm việc (cấm làm, được làm và cho phép) tương ứng với 3 nhóm lao động chưa thành niên dựa vào độ tuổi, nhìn chung là phù hợp với các công ước của ILO và pháp luật các quốc gia trên thế giới. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi