Quy định về Làm việc không trọn thời gian 2024
Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Như thế nào là làm việc không trọn thời gian?
Làm việc không trọn thời gian được quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động như sau:
Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Tư vấn quy định pháp luật về làm việc không trọn thời gian
Làm việc không trọn thời gian (part-time job) là hình thức làm việc được thịnh hành trên thế giới, ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Việc kế thừa và sửa đổi quy định này trong BLLĐ năm 2019 đã giải quyết được một số vấn đề phát sinh trên thực tế, như: không có cơ sở pháp lý để người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng lao động làm việc theo chế độ bán thời gian, không có cơ sở pháp lý để xác định mức lương và các quyền lợi khác cho người lao động; khó tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người lao động làm việc bán thời gian…
Điều 32 BLLĐ năm 2019 quy định khái niệm về làm việc không trọn thời gian, quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong việc giao kết hợp đồng lao động để người lao động làm việc theo hình thức không trọn thời gian. Khoản 3 Điều 32 cũng quy định nguyên tắc cơ bản bảo đảm quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian như: được hưởng lương, bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian, bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung quan trọng nhất của Điều này là khoản 1, đưa ra định nghĩa hoặc quy định thống nhất cách hiểu về làm việc không trọn thời gian: “Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động”.
Với quy định này, Cơ sở pháp lý để xác định làm việc không trọn thời gian là quy định của pháp luật lao động, quy định trong thỏa ước lao động tập thể, quy định trong nội quy lao động (về quy định thời gian làm việc bình thường trong một ngày, trong một tuần đối với từng loại công việc). Ví dụ: Thời gian làm việc bình thường được quy định là 8 giờ/ngày, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp để làm việc ít hơn 8 giờ/ngày thì được gọi là làm việc không trọn thời gian.
Đây là một quy định mang tính định tính, không đưa ra số giờ cụ thể nên gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng, nhất là trong việc thúc đẩy sự phát triển của các kênh việc làm trên thị trường lao động và đảm bảo quyền lợi người lao động theo hình thức này.
Với lời văn quy định như khoản 1 thì rõ ràng rằng một người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với thời gian làm việc là 7 giờ/ngày cũng được hiểu như làm việc 2 giờ/ngày và cũng được hiểu như làm việc 8 giờ/ngày + tuần làm việc chỉ 4 ngày (doanh nghiệp áp dụng tuần làm việc 5 hoặc 6 ngày/tuần). Tất cả các trường hợp trên đều rơi vào trường hợp không trọn thời gian. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý và sự phân định lợi ích giữa 2 hình thức lao động.
Trong quá trình soạn thảo, nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng khống chế cụ thể số giờ tối đa. Căn cứ vào số giờ đó, nếu người lao động làm việc với thời gian ngắn hơn thì sẽ là lao động làm việc không trọn thời gian (ví dụ như Singapore quy định dưới 35 giờ/tuần, Đức quy định dưới 30 giờ/tuần). Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không quy định cụ thể số giờ, giống như Hoa Kỳ, mà chỉ cần bảo đảm thời giờ làm việc, tiền lương, tiền lương làm thêm giờ của người lao động không trọn thời gian bình đẳng như đối với lao động trọn thời gian.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động....
Hiện nay, Bộ Luật Lao động quy định cụ thể về các trường hợp nghỉ phép của người lao động. Theo đó, nghỉ phép bao gồm nghỉ hằng năm và nghỉ việc...
Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Việc quy định trực tiếp trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt là điểm khá tiến bộ, phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO....
Hiệu lực của hợp đồng lao động theo quy định mới nhất 2024
Theo quy định thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định...
Tự ý nghỉ việc 5 ngày trong tháng có bị sa thải?
Trường hợp người lao động Tự ý nghỉ việc 5 ngày trong tháng có bị sa thải hay không được Luật Hoàng Phi giải đáp chi tiết, rõ ràng theo đúng quy định pháp luật lao động cùng các văn bản hướng dẫn có liên...
Xem thêm