Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1119 Lượt xem

Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt như thế nào?

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động và người lao động không được từ chối trong trường hợp nhất định.

Quy định về Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt 

Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt 

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 

Bình luận quy định về Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt 

Điều 108 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, do yêu cầu công việc liên quan đến lợi ích chung của Nhà nước và xã hội, tăng cường trách nhiệm xã hội của không chỉ người sử dụng lao động mà cả của người lao động, bảo đảm phù hợp và thống nhất với pháp luật khác.

 Theo đó, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào (ngày làm việc bình thường hay ngày nghỉ) và người lao động không được từ chối trong hai trường hợp:

(1) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an nhân dân;

(2) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Những trường hợp cấp bách nêu trên giải quyết những vấn đề quan trọng đối với Nhà nước mà mỗi công dân đều phải có nghĩa vụ thực hiện. Trong nhiều trường hợp có thể phải thực hiện vô điều kiện, không hạn chế thời gian. 

Mặc dù trong các trường hợp làm thêm giờ này không cần có sự đồng ý của người lao động (bắt buộc người lao động phải làm thêm giờ), song người sử dụng lao động vẫn phải bảo đảm các quyền lợi cho người lao động theo quy định. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi