Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2910 Lượt xem

Kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các nội dung nhằm thiết lập và duy trì trật tự, nền nếp, kỷ cương trong đơn vị, như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; công nghệ sản xuất kinh doanh

 

1. Khái niệm kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 118 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động”.

Kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Tư vấn về kỉ luật lao động

2. Bình luận và phân tích kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Cũng như BLLĐ năm 1994 (đã được sửa đổi các năm 2002, 2006, 2007), Điều 118 BLLĐ năm 2012 đã đưa ra định nghĩa về kỷ luật lao động. Theo đó, định nghĩa này đã trực tiếp và gián tiếp đề cập đến nội dung kỷ luật lao động, hình thức thể hiện kỷ luật lao động, chủ thể có thẩm quyền ban hành nội quy lao động và chủ thể có nghĩa vụ/bổn phận phải thực hiện các quy định về kỷ luật lao động hướng đến mục đích nâng cao ý thức kỷ luật lao động của người lao động, bảo đảm quyền tự chủ điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Cụ thể:

–   Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các nội dung nhằm thiết lập và duy trì trật tự, nền nếp, kỷ cương trong đơn vị, như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; công nghệ sản xuất kinh doanh; quá trình điều hành về sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động… trên cơ sở quy định của pháp luật. Nội dung cụ thể của kỷ luật lao động được thể hiện trong nội quy lao động của đơn vị. Tùy theo đặc điểm về ngành nghề, tình hình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà nội dung kỷ luật lao động được quy định khác nhau. Đối với đơn vị không bắt buộc phải có nội quy lao động thì kỷ luật lao động được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, việc quy định chỉ nội quy lao động mới là cơ sở thiết lập kỷ luật lao động tại

Điều 118 BLLĐ là quá hẹp. Ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Áo, Đức, Ấn Độ, Thụy Sỹ… ngoài nội quy lao động, thì các quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, họp đồng lao động, án lệ (đối với các nước theo hệ thống thông luật) cũng được coi là cơ sở để thiết lập kỷ luật lao động. Tùy vào pháp luật mỗi nước mà thứ tự các văn bản chứa đựng quy phạm về kỷ luật lao động khác nhau. Vì thế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhằm tăng cường ý thức kỷ luật lao động đối với người lao động, cần sửa đổi khái niệm kỷ luật lao động theo hướng mở rộng nguồn kỷ luật lao động. Theo đó, kỷ luật lao động không chỉ thể hiện trong nội quy lao động mà còn được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc văn bản khác. Quy định như vậy cũng thể hiện sự phù hợp với quy định về nội dung khác trong nội dung thương lượng tập thể tại Điều 70 BLLĐ.

–   Chủ thể có quyền thiết lập/quy định kỷ luật lao động là người sử dụng lao động. Cơ sở lý luận giải thích cho quyền này của người sử dụng lao động bao gồm:

1) Người sử dụng lao động là người có quyền sở hữu/quyền quản lý/quyền sử dụng tài sản;

2) Người sử dụng lao động có quyền quản lý quá trình lao động của người lao động;

3) Người sử dụng lao động bỏ tiền ra mua sức lao động của người lao động nhằm mục đích thu lợi nhuận;

4) Do yêu cầu về mục tiêu, năng suất, hiệu quả của quá trình lao động của người lao động;

5) Xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình lao động chung của nhiều người lao động, như Các- Mác đã khẳng định: “Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Kỷ luật lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

–  Chủ thể thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động là người lao động trong đơn vị. Người lao động có nghĩa vụ/bổn phận phải tuân theo các quy định về kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động thiết lập nên. Sở dĩ người lao động phải có nghĩa vụ này là bởi, khi tham gia quan hệ lao động, người lao động chỉ có sức lao động, có nhu cầu đem bán để mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong quá trình lao động đó họ luôn mong muốn nâng cao thu nhập, thu nhập càng cao càng tốt. Vì thế, để đạt được lợi ích đặt ra, người lao động không chỉ “tự nguyện” mà còn có bổn phận phải tuân theo các quy định của người sử dụng lao động.

Như vậy, trong đơn vị sử dụng lao động, kỷ luật lao động có thể được coi là “khuôn mẫu” mà người sử dụng lao động thiết lập nên, còn người lao động trong đơn vị phải tuân theo “khuôn mẫu” đó. Khi người lao động không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ, không đúng thì phải gánh chịu một hoặc một số hậu quả pháp lý nhất định.

–  Mục đích của kỷ luật lao động nhằm bảo đảm và duy trì trật tự, nền nếp trong hoạt động lao động chung của mọi người lao động hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Với mục đích này nên bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào cũng có kỷ luật lao động. Tuy nhiên, kỷ luật lao động được quy định khác nhau đối với các đối tượng lao động khác nhau trong xã hội. Ví dụ, kỷ luật lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khác với kỷ luật lao động đối với người lao động trong quan hệ lao động về các vấn đề chủ thể thiết lập kỷ luật lao động, chủ thể thực hiện kỷ luật lao động, nội dung kỷ luật lao động, tính chất kỷ luật lao động và chế tài áp dụng khi vi phạm kỷ luật lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi