Không mua đất có đòi lại được tiền đặt cọc không?
Tôi có ý định mua một mảnh đất và đã đặt cọc 50 triệu đồng cho người bán. Hai bên thỏa thuận khi nào hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ của mảnh đất đó thì tôi sẽ giao nốt số tiền còn lại. Nhưng thời gian sau, tôi không muốn mua nữa và muốn lấy lại số tiền đặt cọc. Theo quy định của pháp luật, tôi có lấy lại được tiền đặt cọc không?
Câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Thị Tình. Tôi có ý định mua một mảnh đất và đã đặt cọc 50 triệu đồng cho người bán. Khi đó, chúng tôi đã viết tay giấy nhận tiền đặt cọc và có người làm chứng. Hai bên thỏa thuận khi nào hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ của mảnh đất đó thì tôi sẽ giao nốt số tiền còn lại. Nhưng thời gian sau, tôi phát hiện ra người bán thông báo sai về tình trạng mảnh đất vì vậy tôi không muốn mua nữa và muốn lấy lại số tiền đặt cọc. Nhưng người bán đất nói bây giờ không có tiền, khi nào bán được đất sẽ trả. Đến nay đã hơn 7 tháng, tôi vẫn chưa được trả lại tiền đặt cọc. Xin hỏi: Theo quy định của pháp luật, tôi có lấy lại được tiền đặt cọc không?
Trả lời:
Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất: Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc mua bán, chuyển nhượng, thực hiện các giao dịch bất động sản phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp chị và bên bán không thực hiện đúng quy định về giao dịch bất động sản thì các giao dịch đó chưa có giá trị pháp lý.
Thứ hai: Về việc đòi tiền đặt cọc:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Như vậy, chị có quyền làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân nơi có bất động sản để được xem xét giải quyết.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật sư có được nhận hứa thưởng không?
Luật sư không được nhận hứa thưởng, không được ký hợp đồng với khách hàng trong đó có điều khoản hứa thưởng vì đây là trường hợp vi phạm điều cấm của Luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật...

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Vay tiền mà chưa giải ngân có sao không?
Giải ngân là việc chi một khoản tiền theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay, người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử...

Các con có được quyền đòi nợ thay cha mẹ đã mất không?
Quyền đòi nợ là một loại tài sản, nó thuộc nhóm quyền tài sản theo quy định pháp luật. Do đó chủ sở hữu quyền đòi nợ có quyền để thừa kế theo quy định pháp luật đối với tài sản này. Di sản theo quy định pháp luật cũng không loại trừ loại quyền tài sản...

Luật Thương mại mới nhất hiện nay là luật nào?
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi...
Xem thêm