Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4103 Lượt xem

Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Theo quy định pháp luật hiện hành, để được bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định.

Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng trong mọi cơ quan, tổ chức. Trên thực tế, kế toán trưởng luôn khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định với các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí này, hãy theo dõi bài viết Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ của chúng tôi.

Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Để được bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng, cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Luật kế toán 2015, Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán (sau đây viết tắt là Nghị định 174/2016/NĐ-CP).

Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

(1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

(2) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

(3) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

(4) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Khi nào phải bổ nhiệm kế toán trưởng?

Theo quy định tại khoản 1, điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, mọi đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị sau:

– Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn. Các đơn vị không bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các doanh nghiệ này không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng mà được bố trí phụ trách kế toán.

Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Như vậy, bạn đọc đã hiểu khái quát về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán trưởng. Để đưa ra được kết luận kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm chức danh và chức vụ.

Chức danh là gì?

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn cho người đọc và người nghe do chưa có quy định cụ thể cũng như cách hiểu thống nhất. Trước hết, ta có thể hiểu chức danh là vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức hợp pháp công nhận. Các chức danh thường gặp như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, giáo viên,…

Chức vụ là gì?

Chức vụ là từ ngữ được dùng để chỉ một vai trò, vị trí của một cá nhân trong một tổ chức hoặc tập thể. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ về thuật ngữ chức vụ bài viết kế toán trường là chức danh hay chức vụ sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số chức vụ điển hình:

– Trong hệ thống chính trị có một số chức vụ như chủ tịch ủy ban nhân dân, chủ tịch hội đồng nhân dân, bí thư tỉnh ủy, giám đốc sở, trưởng phòng,…

– Trong doanh nghiệp có một số chức vụ điển hình như chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng,…

Như vậy, ta thấy rằng chức vụ thường gắn liền với quyền quản lý một bộ phận, đơn vị, cơ quan của một người.

Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?

Qua việc tìm hiểu các định nghĩa kế toán trưởng, chức danh, chức vụ, ta có thể đưa ra kết luận:

Kế toán trưởng là chức vụ của một người trong một cơ quan, tổ chức. Bởi kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định về kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị.

Mặt khác, vai trò quản lý là đặc điểm nổi bật của các chức vụ trong mọi cơ quan, tổ chức.

Do đó, ta có kết luận: Kế toán trưởng là chức vụ của một người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Với các phân tích nêu trên, ta đã đưa ra được kết luận kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ. Với vai trò quan trọng của mình, kế toán trưởng là vị trí buộc phải bổ nhiệm đối với phần lớn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta cũng thấy được rằng các quy định liên quan đến bổ nhiệm kế toán trưởng được các nhà làm luật sắp xếp vô cùng hợp lý trên cơ sở thực tiễn và quy mô của doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng, những thông tin nêu trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi