Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn
  • Thứ tư, 21/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1022 Lượt xem

Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn

Trưởng thôn đại diện cho một cộng đồng dân cư ở thôn, xóm, ấp đội… Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn

Trưởng thôn không phải là một chức danh trong bộ máy nhà nước ở địa phương. Đây là người quản lý, đại diện cho cộng đồng dân cư, phối hợp với Ủy ban nhân dân quản lý, điều hành chung. Vậy trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn như thế nào?

Trưởng thôn là gì?

Trưởng thôn là người đứng đầu đơn vị dân cư như làng, thôn, ấp, xóm… Đây là chức vụ được bầu tại các vùng nông thôn, hoạt động theo cơ chế thôn/ làng. Trong một xã có bao nhiêu thôn thì sẽ có bấy nhiêu trưởng thôn.

Trưởng thôn do người dân bầu ra dựa trên sự tin tưởng và kính trọng, để người này đại diện và thay mặt cho cộng đồng dân cư giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống.

Trưởng thôn thường là người có năng lực, có hiểu biết và nhất là phải nắm rõ địa bàn. Nhờ đó mà họ tham gia quản lý, đại diện để tiếp nhận, giải quyết các công việc liên quan đến đời sống nhân dân trong thôn mình.

Trưởng thôn tiếng Anh là gì?

Trưởng thôn tiếng Anh là: Village heads

Khái niệm trưởng thôn tiếng Anh là:

The village head is the head of a population unit such as a village, hamlet, hamlet, hamlet, etc. This is an elected position in rural areas, operating under the village/village mechanism. In a commune, there are many villages, there will be as many village heads.

The village head is elected by the people based on trust and respect, so that this person represents and represents the community to solve problems related to life.

The village head is usually a capable, knowledgeable person, and especially must know the area. Thanks to that, they participate in the management and representation to receive and solve problems related to the people’s life in their villages.

Tiêu chuẩn để trở thành trưởng thôn

Trưởng thôn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây mà pháp luật quy định:

 – Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;

– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;

– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

– Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Nhiệm vụ của trưởng thôn

Trưởng thôn có các nhiệm vụ như sau:

– Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2018/TT-BNV;

– Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

– Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;

– Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

Quyền hạn của trưởng thôn

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV trưởng thôn có những quyền hạn sau đây:

– Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;

– Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Trưởng thôn có bắt buộc phải là Đảng viên không?

Điều 11 Thông tu 04/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn:

Điều 11. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Theo đó, pháp luật không bắt buộc trưởng thôn phải là Đảng viên. Tuy nhiên, trong quá trình bầu trưởng thôn thì Đảng viên thường nhận được sự tín nhiệm của nhân dân hơn, bởi công việc của trưởng thôn sẽ có liên quan đến chi ủy, chi bộ, tham gia cùng bàn bạc xây dựng nghị quyết.

Trên đây là nội dung bài viết Trưởng thôn là gì? Nhiệm vụ của trưởng thôn của Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi