Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Chức vụ là gì? Phân biệt chức danh và chức vụ?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 7724 Lượt xem

Chức vụ là gì? Phân biệt chức danh và chức vụ?

Chức vụ là vị trí, vai trò nhất định trong một tổ chức cụ thể, người nắm giữ chức vụ thương là những người có quyền lực trong một cụ thể.

Trong  thực tế thì để nhìn nhận địa vị của một cá nhân, thường sẽ nhìn vào chức vụ hoặc chức danh của một cá nhân. Hai thuật ngữ này thường dễ gây nhầm lẫn trong cuộc sống và khó phân biệt

Qua bài viết Chức vụ là gì? Chúng tôi sẽ chọn phân tích  đi sâu vào chức vụ. Ngoài ra sẽ  phân biệt trong rõ hơn giữa chức vụ và chức năng

Chức vụ là gì? 

Chức vụ là vị trí, vai trò nhất định trong một tổ chức cụ thể, người nắm giữ chức vụ thương là những người  có quyền lực trong một cụ thể, thông thường thì chức vụ đi cùng với chức danh nhưng có nhiều trường hợp hai khái  niệm nay lại  không đi cùng với nhau.

Để có một chức vụ nhất định thì cá nhân đó phải trải qua các quá trình tuyển dụng nhất định,  nhiều yêu cầu phải có những bằng cấp, chức danh để  giữ chức  vụ đó.Và điều đặc biệt thì người nắm giữ chức vụ phải được do một tổ chức công nhận và quản  lý.

Chức danh thì không bắt  buộc yêu cầu trên, người nắm giữ chức danh đôi khi chỉ cần phấn đấu  để được công nhận chức danh đó. Chứ không nhất thiết phải được tổ chức quản lý và tuyển dụng. Nhưng chức danh lại được Xã hội công nhận

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ thường đi cùng với nhau, và dễ gây nhầm lẫn chung với nhau. Nhưng hai thuật ngữ này có những đặc điểm khác nhau rõ rệt dưới đây

– Sự công nhận

+ Chức danh: Chức danh được sự công nhận của xã hội,  có thể nói đây là công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân đối  để có được một chức danh đó.

Một số chức danh có thể kể đến được  như: Giáo sư, tiến sỹ, phó giáo sư, thạc sĩ, cử nhân, giáo viên, phát thanh viên

Quá trình phấn đấu của cá nhân không chỉ là  quá trình học tập mà còn phải nói đến sự tuyển dụng.

+ Chức vụ: Chức vụ không chỉ được sự  công nhận của xã hội mà quan trọng là phải được sự công nhận của tổ chức.

Chức vụ phải được sự công nhận của tổ chức về vị trí, quyền hạn  và chức năng  mà chức vụ cá nhân đang nắm giữ. Nếu không  có sự công nhận của tổ chức đang  quản lý chức vụ này thì cá nhân đó sẽ không được  ghi nhận

– Chức năng

+ Chức danh:

Người nắm giữ chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền  với tên gọi. Ví  dụ như Giáo viên – dạy học; bác sỹ – chữa bệnh

+ Chức vụ

Người giữ chức vụ thường có nhiều chức năng khác nhau. Nhưng thông thường chức vụ sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong một tổ chức. đơn vị. Chính vì vậy thì chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định cụ thể .

– Đơn vị quản lý

+ Chức danh

Người nắm gi chức danh có thể được một tổ chức hay một đơn vị quản lý hoặc không. Không bắt buộc người nắm giữ chức danh phải thuộc đơn vị nào quản lý

+ Chức vụ

Người nắm giữ chức vụ phải được một tổ chức, đơn vị quản lý. Bởi vì một trong những đặc  điểm cơ bản của chức vụ là được một tổ chức đơn vị công nhận.  ghi nhận vị trí, chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của cá nhân đó đối với chức vụ đang nắm giữ

Phần tiếp theo của bài viết Chức vụ là gì?  sẽ  phân tích rõ hơn trong từng trường hợp cụ thể.

>>>>> Chức danh là gì?

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Từ nhân viên không thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Vì phải gắn liền với một  vị trí cụ thể thì mới có thể xác định chính xác được

Nhưng  có thể dựa vào những tiêu chí như. Nhân viên này được xã hội công nhận trong quá trình  như thế nào, tiếp theo là nhân viên này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong một cơ quan tổ chức nào quản lý hay không

Tiếp theo nhân viên này có đảm bảo được vị trí vai trò nào của mình đứng tại tổ chức. Vì thường chức vụ nắm giữ những vị trí  vai trò quan trọng trong tổ chức.

Chính vì tính chất cuối cùng nêu trên thì nhân viên trong thực tế thì là chức danh chứ không phải là chức vụ

Trưởng công an xã là chức danh hay chức vụ?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

– Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Còn công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

– Trưởng Công an;

– Chỉ huy trưởng Quân sự;

– Văn phòng – thống kê;

– …………………..

Như vậy, trưởng công an xã sẽ là chức vụ.

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Từ những dấu hiệu phân tích phía trên, ta có thể khẳng định được rằng Hiệu trưởng là một chức vụ.

 Có thể nói rằng hiệu trưởng là một chức vụ quan trọng trong một trường học.  chức năng này nắm giữ nhiều nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.

Để nắm giữ chức vụ hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ  nhiệm phức tạp và tuân theo quy trình của pháp luật, tiếp theo sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nhưng từ ví dụ này ta có thể  phân tích sâu hơn: Có  thể thấy được rằng hiệu trưởng nắm giữ nhiều chức năng, quyền hạn quản lý trong trường học, được bổ nhiệm qua các quy trình thủ tục. Nhưng trong trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, cũng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một giáo viên

 Mà Giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Chính từ phân tích này ta có thể thấy được rằng hiệu trưởng vừa là  có thể là chức danh vừa là chức vụ

Trong thực tế một cá nhân khi vừa nắm giữ  chức vụ vừa  có thể có chức danh. Hai thuật ngữ này thường xuyên đi cùng nhau  nhưng không  phải trong mọi trường hợp. Một cá nhân có thể có  một trong hai thuật ngữ trên hoặc có cả hai.

Từ những phân tích trên Công ty Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về  Chức vụ là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?

Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?

Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...

Bestie là gì?

Bestie là gì? My Bestie là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích qua nội dung bài viết này nhé! Chắc hẳn rằng Quý vị sẽ có cách hiểu và sử dụng chính xác...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi