Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?
  • Thứ ba, 31/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 402 Lượt xem

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Chó mèo có được coi là vật nuôi không?

Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì chó mèo là vật nuôi và được áp dụng quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi. Cụ thể quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.Xử2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.

5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

10. Dòng là một nhóm vật nuôi trong giống, mang những đặc điểm chung của giống nhưng có đặc điểm riêng đã ổn định.

11. Dòng, giống vật nuôi mới là dòng, giống vật nuôi lần đầu được tạo ra trong nước hoặc lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.

12. Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

13. Giống vật nuôi bản địa là giống vật nuôi được hình thành và tồn tại ở địa bàn nhất định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đánh đập, ngược đãi, hành hạ chó mèo có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ theo Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi như sau:

Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Như vậy hành vi ngược đãi chó mèo là hành vi trái quy định pháp luật, vi phạm đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi.

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;

+ Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

+ Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

– Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500kg đến dưới 1.000 kg;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.

Như vậy, người có hành vi ngược đãi vật nuôi sẽ bị xử lý với mức phạt tiền nêu trên, mức phạt tiền này là đối với cá nhân trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt là gấp đôi. Bên cạnh việc xử phạt bằng tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. 

Theo đó hành vi ngược đãi cho mèo sẽ áp dụng hình phạt xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ.

Đồng thời, hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc xử lý nhiệt đối với động vật

Thời hiệu xử phạt hành vi ngược đãi, đánh đập, hành hạ vật nuôi là bao lâu?

Theo Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, thời gian xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm liên quan đến sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời gian xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Do đó, hành vi đánh đập vật nuôi sẽ bị xử lý với thời gian xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ trường hợp đánh đập vật nuôi trong quá trình nuôi làm thực phẩm ( chó mèo) thì thời gian xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Nên làm gì để giảm thiểu hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi chó mèo?

Để giảm thiểu hành vi đánh đập, hành hạ chó mèo, chúng ta có thể làm những việc sau:

– Nâng cao nhận thức của mọi người về quyền lợi của động vật: Quyền lợi của động vật cần được công nhận và bảo vệ. Chó mèo cũng cần được coi là một sinh vật có giá trị và quyền sống riêng.

– Tăng cường giáo dục và huấn luyện về chăm sóc, nuôi dưỡng và đối xử với chó mèo: Các chủ nuôi và những người liên quan đến việc chăm sóc chó mèo cần được giáo dục về cách thức chăm sóc đúng cách và đối xử tốt với chó mèo.

– Thực hiện các quy định và luật pháp liên quan đến đối xử với động vật: Chính phủ cần đưa ra những chính sách và quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của chó mèo, và áp dụng các biện pháp kỷ luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với chó mèo.

– Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và sự nhân đạo: Các cá nhân và tổ chức cần phải có tinh thần trách nhiệm và sự nhân đạo đối với chó mèo và các loài động vật khác.

– Khuyến khích việc phát triển các hoạt động bảo vệ chó mèo: Các hoạt động bảo vệ động vật và quyền lợi của chó mèo cần được phát triển và khuyến khích để giúp đỡ những con chó mèo bị bỏ rơi, đói khát, bị đánh đập hoặc bị bỏ lỡ trong cuộc sống.

– Tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tình cảm động vật và ý nghĩa của việc bảo vệ động vật. Đặc biệt, cần tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao về hành vi tàn ác với động vật như trẻ em, thanh thiếu niên, người già, và những người làm công việc liên quan đến chăn nuôi, giết mổ động vật.

– Tăng cường sự thay đổi tư duy của xã hội về vấn đề bảo vệ động vật. Tư duy đó là thay vì coi động vật là tài sản của con người, ta cần coi chúng là những sinh vật có cảm xúc và quyền sống riêng. Nếu xã hội có tư duy như vậy, việc đánh đập, hành hạ chó mèo sẽ được giảm bớt

– Tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi và giết mổ động vật. Chính sách, quy định pháp luật phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm liên quan đến động vật để đảm bảo động vật được giết mổ một cách đảm bảo, đúng quy trình và không bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Các trường hợp bặt buộc phải viết hoa?

Trong phép đặt câu cần Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi