Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1175 Lượt xem

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích là gì?

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích là quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người đã bị tuyên bố là mất tích hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống.

Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Tư vấn Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

Điều 70 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý áp dụng đối với người bị tuyên bố là mất tích nhưng sau đó đã có tin tức của người này. Các quy định đặt ra đối với trường hợp tuyên bố mất tích là để đảm bảo quyền, lợi ích về tài sản, nhân thân và các quan hệ pháp luật khác của cá nhân mất tích, của chủ thể có liên quan khác khi hoàn toàn không có tin tức xác thực về cá nhân này.

Do đó, khi các thông tin về cá nhân được khôi phục do cá nhân trở về hoặc có tin tức xác thực là cá nhân còn sống thì rõ ràng, việc áp dụng những điều luật, quy định về cá nhân mất tích là không còn phù hợp. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích, căn cứ theo yêu cầu của chính họ hoặc của người có liên quan.

Trong quan hệ tài sản, cá nhân được nhận lại tài sản từ người quản lý và có nghĩa vụ trả các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản. Trong quan hệ hôn nhân, nếu đã có quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án trong thời gian họ mất tích thì quyết định này vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật mà không bị hủy bỏ.

Cũng tương tự như đối với trường hợp tuyên bố cá nhân mất tích, khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ, quyết định này cũng phải được gửi, lưu trữ và ghi chú tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.

Quy định này còn có điểm bất cập chưa hợp lý. Đó là hậu quả pháp lý về việc được nhận lại tài sản và phải trả chi phí cho người quản lý tài sản chỉ mang tính thực thi với trường hợp cá nhân trở về và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu chỉ dừng lại ở có tin tức xác thực hoặc trở về nhưng không trong khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì việc nhận lại tài sản, trả chi phí quản lý là không phù hợp.

Điều 69 BLDS năm 2015 kế thừa quy định tại Điều 80 BLDS năm 2005, có bổ sung thêm yếu tố ghi chú quyết định hủy bỏ của Tòa án, nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý cơ sở.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi