Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy trình kiểm tra giám sát đảng viên như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8696 Lượt xem

Quy trình kiểm tra giám sát đảng viên như thế nào?

Công tác kiểm tra giám sát có vai trò rất quan trọng, khi tiến hành kiểm tra giám sát sẽ thực hiện kiểm tra và giám sát những nội dung nhất định.

Công tác kiểm tra đánh giá đảng viên hiện nay có vai trò rất quan trọng trong các cơ quan, tổ chức đảng. Vậy quy trình thực hiện như thế nào, trong nội dung bài viết sau đây sẽ quy trình kiểm tra giám sát đảng viên theo quy định hiện hành.

Nội dung việc kiểm tra giám sát trong Đảng

Công tác kiểm tra giám sát có vai trò rất quan trọng, khi tiến hành kiểm tra giám sát sẽ thực hiện kiểm tra và giám sát những nội dung sau:

Công tác kiểm tra:

– Kiểm tra việc chấp hành điều lệ Đảng, chủ trương, chỉ thị của Đảng, chấp hành pháp luật của nhà nước.

– Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

– Việc chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

– Kiểm tra công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ.

– Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức  đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp,…

Nội dung công tác giám sát:

– Việc chấp hành cương lĩnh, điều lệ đảng, việc chấp hành theo đúng quy định pháp luật của nhà nước.

– Việc thực hiện nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền cho đảng viên đảng viên.

– Thực hiện việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm theo quy định.

Mục đích của việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát đảng viên

– Thực hiện công tác kiểm tra và giám sát đảng viên để đảng viên tự kiểm điểm việc chấp hành đường lối, nghị quyết và các quy định của Đảng; chấp hành pháp luật của nhà nước; thực hiện việc tự phê bình và phê bình; rèn luyện đạo đức và lối sống; hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Kiểm tra, giám sát để chi bộ có kế hoạch giúp đỡ đảng viên có thể sửa chữa được những sai lầm, khuyết điểm còn tồn tại; từ đó để bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ đảng viên, tổ chức đảng góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.

– Chủ động thực hiện kiểm tra, giám sát theo các quy định trong đảng nhằm ngăn ngừa, không để xảy ra khuyết điểm, vi phạm của đảng viên và của tổ chức đảng.

– Thông qua kết quả kiểm tra giám sát sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm để xây dựng và phát triển đảng, chi bộ tốt hơn.

Thông qua việc kiểm tra, giám sát sẽ giúp đảng viên phát huy được những ưu điểm đã đạt được đồng thời khắc phục những nhược điểm và hạn chế còn tồn tại.

Mỗi đảng viên cần phải nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm thực hiện tốt kế hoạch của chi bộ.Thực hiện tốt điều lệ của đảng và các văn bản hướng dẫn của trung ương, đảng ủy về công tác kiểm tra, giám sát.

Ở phần tiếp theo sẽ hướng dẫn quy trình kiểm tra giám sát đảng viên theo quy định.

Quy trình kiểm tra giám sát đảng viên

Từ khi thành lập đến nay đảng luôn khẳng định công tác kiểm tra giám sát có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.

Đối với các cuộc kiểm tra thì đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng theo quy trình về trình tự thủ tục và thời gian thực hiện.

Quy trình kiểm tra giám sát đảng viên sẽ được thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Bước chuẩn bị kiểm tra giám sát

Căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể đảng ủy cơ sở sẽ lựa chọn nội dung, đối tượng cần kiểm tra, giám sát. Có thể kiểm tra một số đảng viên hoặc tất cả các đảng viên trong một tổ chức đảng.

Lập kết hoạch kiểm tra, giám sát đề cương xây dựng báo cáo trong đó có nêu rõ nội dung, mục đích, yêu cầu, thời gian kiểm tra,…và thông báo quyế định, kế hoạch kiểm tra đối với chi bộ, đảng ủy bộ phận hoặc đảng viên được kiểm tra để chuẩn bị nội dung báo cáo.

Bước 2: Bước tiến hành kiểm tra giám sát đảng viên

Đoàn kiểm tra tiến hành việc kiểm tra xác minh: nhận và nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra của tổ chức đảng, của đảng viên được kiểm tra; thu thập tài liệu, nghiên cứu hồ sơ và làm việc với những cá nhân, tổ chức liên quan.

Tổ chức hội nghị chi bộ trong đó có đoàn kiểm tra tham dự, nghe đảng viên hoặc chi bộ được kiểm tra báo cáo. Sau đó đoàn kiểm tra sẽ thông báo kết quả kiểm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận, kết luận và đề nghị.

Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả và trao đổi với tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra về kết quả trước khi báo cáo lên đảng ủy cơ sở xem xét, kết luận.

– Bước 3: Bước kết thúc việc kiểm tra giám sát đảng viên

Đảng ủy cơ sở xem xét kết luận: sau khi thực hiện kiểm tra đoàn kiểm tra báo cáo kết quả đã kiểm tra với đảng ủy cơ sở trong đó có nêu đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng, của các đảng viên đã được kiểm tra. Đảng ủy cơ sở xem xét, kết luận.

Khi kết thúc đợt kiểm tra đoàn kiểm tra sẽ hoàn chỉnh kết luận kiểm tra và trình đảng ủy cơ sở ký ban hành; thực hiện thông báo kết luận kiểm tra của đảng ủy cơ sở đến đảng viên, tổ chức đảng được kiểm tra, phân công theo dõi việc thực hiện kết luận và lập hồ sơ lưu trữ.

Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm

Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm như sau:

Bước 1: Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra

Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp tài liệu cho đoàn kiểm tra.

Thành phần làm việc: Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra, đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng có liên quan. Nếu cần bổ sung thành phần tham dự hội nghị thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định.

Bước 2: Đoàn kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh

– Thu thập và nghiên cứu các văn bản, tài liệu, chứng cứ; xem xét báo cáo giải trình của đảng viên được kiểm tra; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu cần giám định kỹ thuật, chuyên môn thì trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định.

– Đoàn kiểm tra trao đi với đối tượng kiểm tra những nội dung cần giải trình bổ sung, làm rõ.

– Trường hợp đoàn kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật và đảng viên tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Ủy ban cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật cùng với quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (gọi tắt là quy trình kép).

– Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.

Bước 3: Các tổ chức đảng có liên quan tổ chức hội nghị (hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản):

– Nội dung: Đối tượng kiểm tra báo cáo giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); đoàn kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh bằng văn bản; hội nghị thảo luận và bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).

– Thành phần tham dự:

+ Hội nghị chi bộ: Đảng viên trong chi bộ, đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và đại diện cấp ủy, tổ chức đảng hoặc tổ chức đảng cấp trên có liên quan.

+ Hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng có đối tượng kiểm tra là thành viên: Các thành viên của cấp ủy, tổ chức đảng; đoàn kiểm tra; đại diện cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên và đối tượng kiểm tra.

+ Hội nghị ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy, tổ chức đảng hoặc tổ chức trực thuộc Trung ương: Các ủy viên ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy viên hoặc thành viên tổ chức đảng hoặc tổ chức trực thuộc Trung ương; Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra, đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

– Tùy nội dung, đối tượng kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị và thành phần dự các hội nghị. Trường hợp cần thiết, Thường trực Ủy ban xem xét, quyết định việc tổ chức các hội nghị và thành phần tham dự.

Bước 4: Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh nội dung chưa rõ; chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra; trao đi với đối tượng được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng có liên quan về kết quả kiểm tra.

Bước 5: Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, báo cáo Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra trước khi trình Ủy ban.

Trường hợp thực hiện theo quy trình kép thì đại diện Ủy ban nghe đảng viên được kiểm tra trình bày ý kiến trước khi trình Ủy ban.

Bài viết trên đã cung cấp những vấn đề cần thiết về mục đích thực hiện công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn quy trình kiểm tra giám sát đảng viên hiện nay.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (16 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi