Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Họp mặt những người thừa kế để làm gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 708 Lượt xem

Họp mặt những người thừa kế để làm gì?

Theo quy định thì mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Theo quy định trên thì những người thừa kế có phải họp mặt để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến thừa kế hay không, hoàn toàn do những người thừa kế quyết định mà không phải là thủ tục bắt buộc.

Một trong những thao tác trong việc phân chia di sản không thể không thực hiện đó là thủ tục Họp mặt những người thừa kế. Vậy Họp mặt những người thừa kế để làm gì? cách thức phân chia di sản như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Mục đích họp mặt những người thừa kế

Để tăng cường sự đoàn kết, nhất trí giữa những người thừa kế trong việc quản lý di sản khi chưa chia cũng như trong việc chia di sản, trước khi phân chia di sản những người thừa kế cần họp mắt để cùng nhau bàn bạc và thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý di sản cũng như việc phân chia di sản.

Với mục đích đó, họp mặt những người thừa kế bao giờ cũng mang nội dung là thoả thuận với nhau về việc hưởng di sản và thoả thuận này được quyết định theo đa số. Việc họp mặt những người thừa kế được BLDS 2005 quy định tại Điều 681 như sau:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

Cứ người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Cách thức phân chia di sản

Theo quy định thì mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Theo quy định trên thì những người thừa kế có phải họp mặt để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến thừa kế hay không, hoàn toàn do những người thừa kế quyết định mà không phải là thủ tục bắt buộc.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, nếu việc thừa kế có tranh chấp thì về mặt tố tụng, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Toà án buộc phải tiến hành việc hoà giải giữa các bên, thậm chí, dù vụ thừa kế đó không có tranh chấp nhưng để có thể phân chia được di sản thì những người thừa kế phải gặp gỡ nhau để bàn bạc và thống nhất.

Vì vậy, dù luật không bắt buộc nhưng về thực tế, việc họp mặt những người thừa kế là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phân chia di sản. Những kết quả được thoả thuận, thống nhất trong cuộc họp mặt của những người thừa kế phải được ghi lại cụ thể thành một văn bản gọi là: Biên bản họp mặt những người thừa kể.

Biên bản họp mặt những người thừa kế là bằng cứ pháp lý ghi nhận sự thoả thuận thống nhất giữa những người thừa kế về các vấn đề liên quan đến việc thừa kế đó. vì thế trong văn bản đó phải có đầy đủ chữ ký của tất cả những người thừa kế.

Đối với người thừa kế chưa sinh ra hoặc chưa đầy đủ năng lực hành vi dân sự vào thời điểm họp mặt những người thừa kế thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của họ.

Trong cuộc họp mặt những người thừa kế, các thành viên (bao gồm các thừa kế và đại diện hợp pháp của các thừa kế chưa sinh hoặc chưa đủ năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự) cần phải thống nhất, thoả thuận với nhau về những vấn đề gì, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

– Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt chỉ cần thoả thuận thống nhất về cách thức phân chia di sản và hưởng di sản.

– Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt những người thừa kế cần thoả thuận cử người quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được phân chia nhằm tránh hư hỏng mất mát hoặc phân tán di sản thừa kế.

Trong cuộc họp mặt này, các thành viên có thể cử luôn người phân chia di sản và cách thức phân chia cũng như cách thức hưởng di sản thừa kế nhưng cũng có thể chưa cần bàn đến nội dung này nếu họ xác định khi phân chia di sản sẽ có một cuộc họp mặt tiếp theo.

– Nếu có người quản lý di sản, người phân chia di sản được người để lại di sản chỉ định trong di chúc những di chúc chưa xác định quyền, nghĩa vụ của những người đó thì những người thừa kế phải cùng nhau thoả thuận để xác định với người đó về quyền và nghĩa vụ của họ.

Tuy nhiên, nếu cuộc họp mặt những người thừa kế chưa xác định thì quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản, người phân chia di sản thừa kế được xác định và thực hiện theo quy định tại các Điều 639, 640 và Điều 682 BLDS 2005

– Nếu di sản đã được người lập di chúc phân định cho từng người thừa kế nhưng không theo các hiện vật cụ thể thì những người thừa kế phải cùng nhau thoả thuận thống nhất về việc người thừa kế nào nhận hiện vật cụ thể nào trên cơ sở dựa vào nhu cầu, hoàn cảnh điều kiện của từng người thừa kế.

Người phân chia di sản

Điều 682 BLDS 2005 đã quy định về người phân chia di sản như sau:

“1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.”

Như vậy, người phân chia di sản là người đứng ra thực hiện việc chia di sản cho những người thừa kế, bao gồm:

– Người được người để lại di sản chỉ định trong di chúc.

– Người do những người thừa kế thoả thuận cử ra (trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người phân chia di sản hoặc đã chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối sự chỉ định đó).

Thông thường, người để lại di sản sẽ chỉ định một trong những người thừa kế làm người phân chia di sản nhưng cũng có thể chỉ định một người khác (ngoài những người thừa kế) đồng thời những người thừa kế cũng có thể thoả thuận để cử bất kỳ ai làm người phân chia di sản.

Vì vậy, trong thực tế, người phân chia di sản có thể là một trong những người thừa kế, có thể là một người khác. Người phân chia di sản nếu đồng thời là một trong những người được hưởng di săn thừa kế thì thù lao của người này trong việc phân chia di sản không được đặt ra.

Người được người lập di chúc chỉ định trong di chúc sẽ được hưởng thù lao và mức thù lao cho người này căn cứ vào sự xác định của người để lại di sản trong di chúc. Nếu người lập di chúc cho phép người phân chia di sản hưởng thù lao nhưng chưa xác định mức thù lao thì mức thù lao mà người phân chia di sản được hưởng sẽ do những người thừa kế cùng thống nhất thoả thuận.

Trong trường hợp người lập di chúc không cho phép người phân chia di sản hướng thù lao thì người này không được quyền yêu cầu hưởng thù lao, tuy nhiên những người thừa kế vẫn có thể thoả thuận để cho người phân chia di sản được hưởng một mức thù lao nhất định.

Người phân chia di sản do những người thừa kế thoả thuận cử ra chỉ được hưởng thù lao nếu những người thừa kế có thoả thuận và chỉ được hưởng theo mức mà những người thừa kế đã thoả thuận.

Như vậy, theo quy định của Điều luật trên thì người phân chia di sản theo chỉ định của người lập di chúc cũng như theo những người thừa kế thoả thuận cử ra đều không được quyền yêu cầu hưởng thù lao.

Việc họ có được hưởng thù lao hay không hoàn toàn do ý chí của người để lại di sản hoặc do sự thống nhất ý chí của tất cả những người thừa kế. Người phân chia di sản phải chia di sản cho những người thừa kế theo đúng ý chí của người để lại di sản đã thể hiện trong di chúc (phải thực hiện đúng quy định của Điều 684 BLDS 2005).

Nếu không có di chúc, hoặc có những người để lại di sản không xác định cách phân chia di sản hoặc đối với phần di sản được phân chia theo luật thì người phân chia di sản phải chia theo cách thức mà những người thừa kế đã thoả thuận và được ghi trong Biên bản họp mặt những người thừa kế.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi