Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3583 Lượt xem

Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng?

Đặt cọc được hiểu là bên mua sẽ giao cho bên bán một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương, được gọi là tài sản đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện nội dung đã cam kết trong hợp đồng.

Qua bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp tới Quý độc giả các thông tin hữu ích liên quan đến hợp đồng đặt cọc, mẫu hợp đồng đặt cọc và giải đáp thắc mắc: Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng? Mời Quý vị tham khảo bài viết.

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua đất là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình mua bán đất đai, thông thường việc giao dịch đất đai sẽ không được tiến hành thanh toán một lần mà người mua sẽ đặt cọc trước một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận cho bên bán và số tiền còn lại sẽ được thanh toán khi đã hoàn thành xong hết tất cả các thủ tục mua bán

Đặt cọc được hiểu là bên mua sẽ giao cho bên bán một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương, được gọi là tài sản đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện nội dung đã cam kết trong hợp đồng.

Quy định về loại hợp đồng đặt cọc đã được thể hiện rõ ràng trong nội dung của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó bên đặt cọc sẽ chuyển giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị tương đương theo thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo việc giao kết hợp đồng.

Hết khoảng thời hạn này nếu bên đặt cọc không thực hiện theo những gì hợp đồng đã quy định thì phần tài sản đã đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc ban đầu kèm theo một khoản tiền bồi thường tương đương giá trị tài sản cọc, trù việc hai bên có thỏa thuận khác về vấn đề này.

Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng?

Trên thực tế, bản chất của loại hợp đồng đặt cọc mua đất chính là một hình thức đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng đất. Do đó việc đặt cọc này phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên chủ thể.

Về việc công chứng văn bản thì hiện nay hợp đồng đặt cọc mua đất không phải là một trong những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng. Hay nói cách khác, việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên chủ thể.

Nếu một trong hai bên đề nghị đem hợp đồng đi công chứng thì hai bên sẽ cùng nhau ra văn phòng công chứng gần nhất để được công chứng về tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng, ngoài ra các bên có thể đến UBND để có thể xin chứng thực chữ ký.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua đất là loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng mà vẫn phát sinh hiệu lực, tuy nhiên để hạn chế những rủi ro trên thực tế cũng như là bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của mình thì nên công chứng hợp đồng này.

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách các thông tin cơ bản liên quan đến Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng? Thì với phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách những nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc mua đất đã qua công chứng

Tại Luật Công chứng 2014 có quy định về giá trị của văn bản công chứng, cụ thể văn bản công chứng sẽ phát sinh hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Sau khi nhận được phiếu yêu cầu công chứng thì công chứng viên tiếp nhận bắt buộc phải tiến hành kiểm tra nội dung hợp đồng, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính pháp lý của thỏa thuận, giấy tờ chứng minh về quyền đối với tài sản, các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, sổ hộ khẩu…của các bên chủ thể. Sau đó nếu hợp đồng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì công chứng viên sẽ chứng nhận về tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng đặt cọc mua đất.

Đối với những hợp đồng đặt cọc mua đất đã được công chứng thì sẽ được sử dụng như một loại chứng cứ chứng minh trước tòa nếu có tranh chấp giữa các bên mà không cần phải chứng minh các sự kiện đó trên thực tế, trừ một số trường hợp bị Tòa án tuyên vô hiệu.

Như vậy, khi hợp đồng đặt cọc mua đất đã được công chứng thì tức là đã được pháp luật thừa nhận về mặt nội dung, hình thức cũng như tính hợp pháp của văn bản đó.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

Hôm nay, ngày  tháng  năm , tại ………………….. Chúng tôi gồm có:

BÊN ĐẶT CỌC: (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông/bà:………………………………………………………………………………………………..

Sinh năm:……………………………………………………………………………………………..

CMND số:……………………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………….

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC: (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông/bà:……………………………………………………………………………………………….  

Sinh năm: …………………………………………………………………………………………….

CMND số: …………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………….

Cùng vợ là bà:  …………………………………………………………………………………..

Sinh năm: …………………………………………………………………………………………….

CMND số:  ………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………….

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền:………………………….

Thông tin cụ thể như sau:………………………………………………

Điều 2. Nội dung đặt cọc

1. Thông tin về Quyền sử dụng đất:

– Diện tích đất chuyển nhượng: …. m2

– Thửa đất:    ……       – Tờ bản đồ:       ……

– Địa chỉ thửa đất………………………………………………………………………………….

– Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………………………..

– Thời hạn sử dụng: ……………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………………………………………………

2. Bằng Hợp đồng này, Bên A đồng ý đặt cọc và Bên B đồng ý nhận tiền đặt cọc số tiền trên để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất. Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo hiện trạng nhà thực tế nêu trên với các thỏa thuận dưới đây:

2.1. Giá chuyển nhượng: ……………………………………………………………..

Giá thỏa thuận này cố định trong mọi trường hợp, không tăng, không giảm khi giá thị trường biến động (nếu có).

2.2. Phương thức đặt cọc và thanh toán:

– Thanh toán tiền mặt

– Số tiền còn lại khi nào hai bên lập và ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tổ chức hành nghề công chứng, Bên A sẽ giao tiếp.

2.3. Tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:………………………………

2.4. Nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí:………………………………………………………….

Điều 3. Xử lý tiền đặt cọc

Điều 4. Phương thức giải quyết tranh chấp

Điều 5. Cam đoan của các bên

1. Bên A cam đoan:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Bên B cam đoan:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 6. Điều khoản cuối cùng

Hợp đồng này được lập thành …. bản có giá trị từ ngày ký. Mỗi bên giữ…. bản, văn phòng công chứng giữ lại …. bản có giá trị pháp lý như nhau.

 …………, ngày…….. tháng ………. năm 20……..

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung về Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số điện thoại tư vấn pháp luật 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi