Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Hợp đồng cho thuê lại lao động theo Bộ luật lao động 2024
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 563 Lượt xem

Hợp đồng cho thuê lại lao động theo Bộ luật lao động 2024

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Quy định về Hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất

Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 

a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; 

b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại; 

c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; 

d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

Bình luận quy định về Hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất 

Điều luật quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động. Có ba vấn đề quan trọng mà hợp đồng cho thuê lại lao động đề cập: 

Thứ nhất: Hình thức của hợp đồng cho thuê lại lao động là bằng văn bản; 

Thứ hai: Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động tùy thuộc vào các bên thỏa thuận nhưng gồm năm nội dung chủ yếu: (i) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; (ii) Thời hạn thuê lại lao động, thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuế lại; (iii) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; (iv) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đây là điểm mới của BLLĐ năm 2019 so với BLLĐ năm 2012); (v) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. 

Thứ ba: Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động. 

Dường như điều luật này quy định còn “sơ sài” về hợp đồng cho thuê lại lao động, đặc biệt là về nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Với quy định tại khoản 2 Điều này, như trên đã liệt kê thì hợp đồng cho thuê lại lao động chỉ gồm năm nội dung chủ yếu và chưa đề cập đến một số nội dung được xem là “cốt yếu” của một hợp đồng cung ứng dịch vụ là: 

(i) Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động 

Theo như Luật Thương mại thì thương nhân nước ngoài hoặc thương nhân trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động. Tuy nhiên, điều luật này chưa nêu cụ thể doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có quyền cung ứng cho người sử dụng lao động nước ngoài không? Hoặc người sử dụng lao động ngoài lãnh thổ Việt Nam có được sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động hay không? 

(ii) Giá dịch vụ 

Nội dung này là hết sức quan trọng đối với hoạt động cho thuê lại lao động nhưng lại chưa được quy định cụ thể trong điều luật. Giá dịch vụ là do thị trường quyết định, pháp luật sẽ không thể quy định một mức giá cụ thể trong luật, nhưng nên quy định nội dung về giá dịch vụ và xử lý tranh chấp trong trường hợp các bên không quy định về giá dịch vụ. Với tinh thần bảo vệ người lao động làm việc theo hình thức cho thuê lại lao động, pháp luật nên quy định vấn đề này để xử lý tranh chấp có thể xảy ra đồng bộ với quy định tại Điều 86 Luật Thương mại năm 2005 về giá dịch vụ: “Trường hợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ”. 

(iii) Thời hạn thanh toán

Thực tế cho thấy, mọi hợp đồng cho thuê lại lao động đều phải quy định về thời hạn thanh toán dịch vụ cung ứng cho thuê lại lao động. Tuy nhiên, Điều 55 đã chưa quy định vấn đề này để bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ cho thuê lại lao động. Giả thuyết các bên không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán sẽ là như thế nào? Tại thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành hay thời điểm có tranh chấp? Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì quyền lợi về tiền lương của người lao động trong thời gian đã làm việc cho bên thuê lại lao động sẽ được giải quyết như thế nào? 

Ngoài ra, trong toàn bộ nội dung của BLLĐ cũng chưa quy định về các trường hợp chấm dứt, đơn phương chấm dứt của hợp đồng cho thuê lại lao động hoặc hợp đồng cho thuê lại lao động vô hiệu. Đây sẽ là một khoảng trống nếu xảy ra các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động hoặc trong trường hợp vì lý do kinh tế, dịch bệnh buộc các bên phải tiến hành chấm dứt hợp đồng cho thuê lại lao động. 

->>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi