• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 683 Lượt xem

Hội đồng tiền lương quốc gia

Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

Hội đồng tiền lương quốc gia là gì?

Theo Điều 92 Bộ luật lao động, Hội đồng tiền lương quốc gia được giải thích như sau:

1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.

3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia. 

Bình luận quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia

Hội đồng tiền lương quốc gia là thiết chế ba bên cấp quốc gia. Trong lĩnh vực quan hệ lao động, Việt Nam hiện có 02 thiết chế ba bên 

cấp quốc gia là Ủy ban Quan hệ lao động và Hội đồng tiền lương quốc gia. Ủy ban Quan hệ lao động là thiết chế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho Thủ tướng về các giải pháp phát triển quan hệ lao động nói chung, Hội đồng tiền lương quốc gia có chức năng tư vấn cụ thể về lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động. 

Hội đồng tiền lương quốc gia được luật định lần đầu tiên trong BLLĐ năm 2012 với tên gọi là Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo BLLĐ năm 2012, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương (Chương II quy định Hội đồng tiền lương quốc gia) mới chỉ quy định chức năng của Hội đồng là tư vấn cho Chính phủ về lương tối thiểu, không có nội dung tư vấn về chính sách tiền lương khác đối với người lao động, theo đó đến BLLĐ năm 2019, ngoài duy trì chức năng tư vấn về mức lương tối thiểu thì BLLĐ năm 2019 đã bổ sung chức năng tư vấn chính sách tiền lương đối với người lao động, việc bổ sung này là phù hợp với tên gọi và chức năng vốn có của Hội đồng như kinh nghiệm nhiều nước đã thực hiện. 

Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại khoản 3 Điều 92 được giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Khi triển khai BLLĐ năm 2012, Chính phủ đã có Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung này. Theo đó, trên nền tảng những sửa đổi, bổ sung về Hội đồng tiền lương quốc gia trong BLLĐ năm 2019, Chính phủ sẽ quy định chi tiết các nội dung, trong đó:

– Về chức năng, chi tiết hóa chức năng tư vấn về mức lương tối thiểu xác lập theo vùng bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng, mức lương tối thiểu theo giờ và tư vấn về chính sách tiền lương đối với người lao động theo quy định của BLLĐ. 

– Về nhiệm vụ, Hội đồng thực hiện các nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và xây dựng các báo cáo về các yếu tố xác định mức lương tối thiểu theo quy định của BLLĐ; xây dựng phương án mức lương tối thiểu theo tháng, mức lương tối thiểu theo giờ và phân vùng địa bàn áp dụng; tổ chức thương lượng trên cơ sở đó khuyến nghị với Chính phủ việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo tháng và theo giờ; tư vấn, khuyến nghị về chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động theo quy định của BLLĐ. 

– Về cơ cấu tổ chức, bao gồm các quy định về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng; thẩm quyền và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên Hội đồng: 

+ Về số lượng thành viên, trên nền tảng cơ cấu 17 thành viên quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, gồm đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (05 thành viên), đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (05 thành viên), đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (05 thành viên), bổ sung thành viên là chuyên gia độc lập với yêu cầu đây là những chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế – xã hội và không thuộc diện đang công tác tại viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+ Về cơ cấu tổ chức, duy trì trên nền tảng quy định tại Nghị định số 145/2000/NĐ-CP, Hội đồng có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác; trong đó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ điều hành hoạt động chung của Hội đồng; các Phó Chủ tịch (gồm 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam) có nhiệm vụ điều hành các hoạt động nội bộ của các bên. 

Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm. 

+ Hội đồng có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. 

– Về hoạt động, Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, theo sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng, thảo luận dân chủ, công khai, quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số; Hội đồng có con dấu riêng thay vì được quản lý tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền thành lập Hội đồng, BLLĐ năm 2019 giao cho Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cụ thể, theo đó trên cơ sở Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh chủ chốt (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch) và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi