Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3636 Lượt xem

Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan như thế nào?

Theo quy định tại điều 92 thì Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng.

Hội đồng tiền lương quốc gia được biết là cơ quan quan trọng khi xây dựng mức lương tối thiểu vùng và chính sách tiền lương của Chính phủ. Vậy hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan như thế nào? nội dung bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc về nội dung này một cách chi tiết nhất.

Quy định của pháp luật lao động về hội đồng tiền lương quốc gia

Theo quy định Điều 92 Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.

Bình luận về quy định tại điều 92 Bộ luật lao động

Lần đầu tiên Hội đồng tiền lương quốc gia được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019. Thực hiện quy định này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo đánh giá của Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, “sự ra đời của Hội đồng tiền lương quốc gia năm 2013 đánh dấu sự cải thiện đáng kể của cơ chế xác định tiền lương tối thiểu tại Việt Nam”.

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia

Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng.

Để thực hiện được chức năng này, Chính phủ đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng, bao gồm: phân tích tình hình kinh tế – xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ; nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian; tổ chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiếu vùng để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng; khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu; nghiên cứu, tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2.2 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng tiền lương quốc gia có 15 thành viên, ‘bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương, trong đó: Chủ tịch Hội đồng là một Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 03 Phó Chủ tịch Hội đồng (Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam); các ủy viên Hội đồng (04 ủy viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 04 ủy viên là đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 01 ủy viên là đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; 02 ủy viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động).

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ là 05 năm.

Hội đồng tiền lương quốc gia có bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực giúp Hội đồng nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp, xây dựng phương án tiền lương tối thiểu vùng, phân vùng áp dụng mức lương tối thiểu để đưa ra thảo luận tại Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng.

Về hoạt động, Chủ tịch Hội đồng quy định quy chế làm việc của Hội đồng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực. Chủ tịch Hội đồng được mời các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng.

Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi