Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế?
  • Thứ tư, 31/08/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 646 Lượt xem

Hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế?

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục đào tạo trong phạm vi nhất định. Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!

Hợp đồng kinh tế là gì?

Trước khi đi vào giải đáp hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế không?  chúng tôi đem đến cho Quý độc giả những thông tin khái quát về hợp đồng kinh tế.

Pháp luật hiện hành không có quy định về hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, tham khảo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng nhà nước số 24-LCT/HĐNN8 (đã hết hiệu lực thi hành) thì:

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau đây:

– Pháp nhân với pháp nhân;

– Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Khái niệm hợp đồng kinh tế trên đây có thể hiểu hợp đồng kinh tế gần với khái niệm hợp đồng thương mại ngày nay, hợp đồng chứa những thỏa thuận nhằm mục đích kinh doanh.

Hiệu trưởng trường dân lập có được ký hợp đồng kinh tế?

Hiệu trưởng của trường công lập là viên chức bởi theo Luật Viên chức 2010, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì các khái niệm viên chức, viên chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được giải thích như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Theo những giải thích trên, trường công lập là đơn vị sự nghiệp công lập, do đó, hiệu trưởng trường công lập là viên chức, chính xác hơn là quản lý. Theo đó, hiệu trưởng có những nghĩa vụ của viên chức quản lý theo Điều 18 Luật Viên chức, cụ thể:

Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Như vậy, viên chức quản lý có nghĩa vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách thẩm quyền được giao. Để xác định hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế hay không cần căn cứ vào quy định pháp luật có liên quan, văn bản giao quyền của cấp trên trực tiếp.

Ví dụ: Theo Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học là Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các nội dung về tự chủ tài chính khác nhau. Việc tự chủ tài chính này có thể được thực hiện bằng việc giao kết các hợp đồng thực tế với cá nhân, tổ chức khác, tuy nhiên vẫn cần căn cứ vào quyết định giao quyền, quy định pháp luật cụ thể để xác định quyền ký hợp đồng kinh tế của hiệu trưởng trường tiểu học.

Hiệu trưởng trường công lập có được ký hợp đồng kinh tế?

Hiệu trưởng của trường dân lập là người lao động được tuyển dụng vào làm quản lý cơ sở giáo dục công lập. Để xác định hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế hay không cần căn cứ vào các văn bản như hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp chủ quản,…

Vì trường tư thục không sử dụng nguồn vốn nhà nước nên việc ký kết các hợp đồng kinh tế là do điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Trường quyết định, nếu điều lệ công ty hoặc trong quy chế hoạt động của trường giao quyền ký kết hợp đồng kinh tế cho Hiệu trưởng nhà trường, thì Hiệu trưởng nhà trường tư thục sẽ có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. 

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về hiệu trưởng có được ký hợp đồng kinh tế không? rất mong đã đem đến những thông tin hữu ích giúp Quý vị có câu hỏi này giải đáp cho mình thắc mắc. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp từ Quý độc giả về nội dung bài viết. Trân trọng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi