Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hầu đồng có vi phạm pháp luật không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2151 Lượt xem

Hầu đồng có vi phạm pháp luật không?

Hầu đồng mà nhằm mục đích trục lợi cho bản thân, tuyên truyền những điều không có thật, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng hay lên đồng đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn ẩn chứa nhiều điều “huyền bí” nên bị nhiều người coi là trò “mê tín”, “lố lăng”.

Vậy Hầu đồng có vi phạm pháp luật không? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.

Hầu đồng là gì?

Cúng hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần, … Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Người ta tin rằng, các vị thần có thể nhập hồn vào thể xác của ông đồng hoặc bà đồng ở trạng thái thăng hoa, cực lạc để trấn yểm trừ tà ma, chữa lành bệnh tật, phù hộ, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình thần linh nhập thế.

Người đứng hầu đồng gọi là Thanh Đồng, Thanh Đồng gọi là đàn, ông gọi là “cậu”, nữ gọi là Cô hoặc Ba Đồng. Bà đồng, ông đồng thường có tính khí khác người, rất nhạy cảm, đặc biệt đối với những Ông đồng thường “ái nữ” (là đàn ông nhưng cũng ẻo lả như đàn bà). Bởi vậy, dân gian nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì thế.

Ý nghĩa của việc hầu đồng

+ Hầu Đồng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.

+ Trong cuộc đời ai cũng có những sai lầm, nhưng không thể nhận ra. Chỉ những ai tin vào tôn giáo mới ít phạm sai lầm.

+ Tôn giáo giống như một tấm gương, vì vậy chúng ta cần tấm gương đó, để tấm gương đó phản chiếu chúng ta.

+ Tóm lại, để thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về thì phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình, có nơi gửi gắm thần hồn, có nơi nương tựa về tâm linh thì mới hoàn thiện mình.

+ Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng, trước tiên ta phải hiểu là: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh, hay để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo để học hỏi. Đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh là tìm lại chính mình.

+ Vì vậy, hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ; để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến Hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.

Hầu đồng có vi phạm pháp luật không?

Năm 2016, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa vi vật thể lần thứ 11 của UNESCO đã chính thức công nhận “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh là Di sản văn hóa vi vật thể đại diện của nhân loại. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là hình thức diễn xướng chủ yếu. Theo đó, hầu đồng mà không nhằm mục đích trục lợi, không mê tín dị đoan thì không vi phạm pháp luật.

Mê tín dị đoan được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có thật như tin vào bói toán số phận; chữa bệnh bằng phù phép, uống nước thánh…dẫn tới gây ảnh hưởng xấu về sức khỏe, tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

Người hành nghề mê tín dị đoan là người lợi dụng lòng tin của người khác vào những điều mang tính chất tâm tinh để nhằm mục đích trục lợi. Theo đó, hầu đồng mà nhằm mục đích trục lợi cho bản thân, tuyên truyền những điều không có thật, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính hành vi hầu đồng

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.”

Theo quy định trên, người nào lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng. Như đã phân tích ở phần trên, hầu đồng là một hình thức diễn xướng chủ yếu của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, nếu người hầu đồng lợi dụng tín ngưỡng này để trục lợi cho bản thân hoặc thực hiện hoạt động mê tín dị đoan thì đã có hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Thứ hai, xử lý hình sự hành vi hầu đồng

Căn cứ quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Theo quy định trên, người nào có hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác (bao gồm hầu đồng) nhằm trục lợi, đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt cao nhất có thể lên tới 10 năm tù, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi