Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu học phí của học sinh không?
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu học phí của học sinh không? Là một nội dung được nhiều giáo viên quan tâm yêu cầu Luật Hoàng Phi giải đáp.
Vào đầu năm học, ngoài những công việc chuyên môn được phân công như tổ chức lớp, phổ biến thời khóa biểu, triển khai học nội quy…, thì một số giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện thu các khoản tiền đầu năm học.
Vậy Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu học phí của học sinh không? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng tham nội dung bài viết với tiêu đề Có hay không trách nhiệm thu học phí của giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở của Luật Hoàng Phi.
Nhiệm vụ của giáo viên là gì?
Để trả lời được cho câu hỏi Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu học phí của học sinh không? Thì trước tiên chúng ta phải nắm được nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
Hiện nay tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, nhân viên; nhiệm vụ và quyền của học sinh; tài sản và tài chính của nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội có quy định về nhiệm vụ của giáo viên đó là:
– Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
– Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
– Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
– Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
– Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Giáo viên chủ nhiệm có buộc phải thu tiền học sinh hay không?
Thực tế tại rất nhiều các trường học, việc thu học phí đã được trở nên đơn giản, các phụ huynh có thể đóng học phí thông qua hệ thống ngân hàng trực tuyến vào tài khoản của nhà trường hoặc đến trực tiếp nhà trường và đóng tiền cho bộ phận kế toán thu của trường.
Song ở một số tỉnh thành thì giáo viên chủ nhiệm đều phải đứng ra để thu học phí của học sinh mặc dù đây là công việc đáng ra không phải của họ. Nhiều giáo viên chia sẻ việc thu học phí vào đầu mỗi năm học là một trong những công việc gây áp lực cho giáo viên, giáo viên coi đó như là một công việc “đòi nợ” bởi nhiều phụ huynh nhà đông con nên việc nộp học phí đúng hạn nhiều khi là rất khó khăn, người làm chủ nhiệm rất đồng cảm và thông cảm.
Song hiệu trưởng đôi khi lại không quan tâm điều đó, chỉ quan tâm đến việc thu đủ học phí nên tạo sự áp lực cho các giáo viên chủ nhiệm. Nếu lớp chủ nhiệm mà không đóng đủ thì lớp sẽ bị trừ thi đua hoặc giáo viên chủ nhiệm sẽ bị nhắc thường xuyên vào cuộc họp giao ban thứ 2 hàng tuần.
Thực chất việc giáo viên không có nhiệm vụ phải thu tiền học sinh. Điều này đã được chúng tôi chứng minh thông qua việc thấy rõ nhiệm vụ của giáo viên, đồng thời việc thu tiền học còn được quy định tại Thông tư liên tịch Số: 14-LB/TT về việc thu và sử dụng học phí trong các trường học, Liên bộ Giáo dục và Đào tạo và Tài chính hướng dẫn thực hiện việc thu, chi, quản lý quỹ học phí trong ngành giáo dục phổ thông. Cụ thể trong thông tư có nêu rõ:
“ Căn cứ quyết định của tỉnh, các trường học trực tiếp thu thông qua hệ thống kế toán tài vụ của trường (trường hợp không có cán bộ kế toán tài vụ thì hiệu trưởng chỉ định bộ phận riêng để tổ chức thu).”
Hơn nữa trong điều lệ trường trung học cơ sở hiện nay tại Thông tư Số: 32/2020/TT-BGDĐT cũng không có quy định về việc giáo viên hoặc giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện việc thu học phí.
Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm là gì?
– Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
– Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
– Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
– Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
– Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
– Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
– Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
– Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
– Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
– Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu học phí của học sinh không? Khách hàng quan tâm nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Điểm chuẩn đại học Tôn Đức Thắng 2023
Ngày 24/09/2016, Đại học Tôn Đức Thắng vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam quyết định trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2011-2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội, bảo vệ Tổ...
Thủ tục xin giấy chuyển tuyến của bệnh viện?
BHYT của em đăng ký tại bệnh viện quân dân miền đông, quận 9, Tp Hồ Chí Minh. Suốt quá trình mang thai em đều khám và theo dõi thai tại bệnh viện Từ Dũ nhưng không theo diện bảo hiểm. Nay em muốn sinh tại bệnh viện Từ Dũ và hưởng chế độ BHYT. Vậy em có thể xin giấy chuyển tuyến tại bệnh viện quân dân miền đông được không...
Phương tiện gây tai nạn giao thông bị xử lý ra sao?
Chồng tôi lái xe đâm chết người bằng xe của nhà tôi khi đi công tác. Xe ô tô đã bị tạm giữ. Xin hỏi luật sư xe ô tô của gia đình tôi sẽ bị xử lý ra...
Chồng nôp đơn ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi có được không?
Tôi và vợ vừa cưới nhau được hai tháng nhưng khi cưới về tôi mới phát hiện đứa con cô ấy sinh không phải là con tôi. Hiện vợ tôi đang nuôi con được hai tháng rưỡi, luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi muốn ly hôn đơn phương có được...
Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...
Xem thêm