Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Phân tích điều 74 Bộ luật Dân sự 2015
  • Thứ sáu, 27/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1459 Lượt xem

Phân tích điều 74 Bộ luật Dân sự 2015

Để giúp Quý vị hiểu hơn về khái niệm pháp nhân, chúng tôi sẽ Phân tích điều 74 bộ luật dân sự 2015 qua bài viết này.

Nội dung điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Phân tích nội dung điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Theo quy định tại điều luật này, các điều kiện đó bao gồm:

– Được thành lập một cách hợp pháp: Theo Điều 82 BLDS năm 2015, pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp. 

Quy định này loại bỏ tư cách pháp nhân của những tổ chức được thành lập bất hợp pháp. Ví dụ: Các tổ chức phản động, chống phá chính quyền không được công nhận là pháp nhân vì thành lập bất hợp pháp.

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thức nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã,…) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó.

Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập. Bên cạnh đó pháp nhân phải là một tổ chức độc lập, tức là: Pháp nhân không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó;

Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình; Sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân. Có nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa,…trong các trường học, các tổ chức là một bộ phận của pháp nhân.

– Phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó:

Tài sản của pháp nhân hình thành từ các nguồn như: Nhà nước giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ (các pháp nhân là tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang,…); từ nguồn vốn góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp; được thừa kế, tặng cho,…

Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình- tài sản độc lập. SỰ độc lập về tài sản của pháp nhân thể hiện như sau:

+ Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân- thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác.

+ Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân.

Trên cơ sở pháp nhân có tài sản độc lập thì pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Việc tự chịu trách nhiệm của pháp nhân thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:

+ Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân.

+ Pháp nhân cũng không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lý cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân;

+ Thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ vì trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” tròn phạm vi tài sản riêng của pháp nhân.

– Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập:

Pháp nhân là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự, do đó, khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hay các quan ệ khác thì pháp nhân phải nhân danh chính mình mà không phải nhân danh bất kì một các nhân hay pháp nhân nào khác.

Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định pphuf hợp với điều lệ của pháp nhân.

Đồng thời trong quan hệ tố tụng, pháp nhân có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án.

Ví dụ: Công ty cổ phần May Mặc DM ký kết hợp đồng mua 100 tấn vải từ công ty TNHH HL thì chủ thể trong quan hệ này chính là 2 công ty. Và trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mà 2 bên không thể tự giải quyết được thì một trong 2 bên có thể khởi kiện ra Tòa với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện và bên còn lại tham gia phiên tòa với tư cách là bị đơn của vụ kiện.

Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, luật có quy định khác hạn chế quyền thành lập pháp nhân của cá nhân, tổ chức thì tuân theo quy định đó.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi