Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 835 Lượt xem

Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm?

Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đại bàng hệ và bốn đời trực hệ.

Thừa kế theo pháp luật là trình tự dịch chuyển di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi đi tìm hiểu thì nhiều người lại thắc mắc về diện thừa kế theo pháp luật.

Hiểu rõ điều này, chúng tôi thực hiện bài viết với tiêu đề: Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Diện thừa kế trước Bộ luật dân sự 2005 được xác định như thế nào?

Nhà nước ta qua mỗi thời kì đều đã xác định phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật khác nhau. Theo Thông tư số 1742/BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 19/8/1956 (sau đây gọi tắt là Thông tư 1742) thì diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: Vợ, chồng, các con đẻ, các con nuôi, các cháu, các chất, cha, mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác.

Thông tư này không xác định rõ những người thừa kế khác là những ai. Vì vậy, trong thời kỳ này, anh, chị, ông bà, các cụ không thuộc diện những người thừa kế theo luật của người chết. Khi

Những tranh chấp về thừa kế phát sinh trong thực tiễn cho thấy diện những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Thông tư 1742 chưa được thoả đáng. Vì vậy, Thông tư số 594/TANDTC đã xác định diện thừa kế theo pháp luật với một phạm vi rộng hơn, bao gồm: Vợ goá (cả vợ cả, vợ lẽ); con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại; anh chị em ruột, anh chị em nuôi của người để lại di sản.

Như vậy, so với Thông tư 1742 thì diện những người thừa kế theo pháp luật được Thông tư số 594/TANDTC xác định thêm là: anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi; ông bà nội, ông bà ngoại của người chết nhưng lại loại bỏ cháu, chắt ra khỏi diện thừa kế. Diện thừa kế theo pháp luật được xác định trong Thông tư này tương đối phù hợp với thực tiễn về thừa kế của nước ta trong giai đoạn 1968- 1981 bởi lẽ phần nào đã phản ánh được tính chất đặc biệt của quan hệ thừa kế là quan hệ được hình thành giữa những người có mối quan hệ hôn nhân gia đình và có yếu tố tình cảm gắn chặt giữa họ.

Tuy nhiên, việc xác định anh chị em nuôi cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật là một vấn đề còn bất cập vì theo luật hôn nhân và gia đình lúc đó thì quan hệ giữa anh chị em nuôi không thuộc quan hệ gia đình.

Việc loại bỏ cháu ra khỏi diện thừa kế theo pháp luật trong khi ông, bà thuộc diện thừa kế là một quy định thiếu tính bình đẳng trong mối quan hệ giữa ông bà và cháu.

Thông tư số 81/TANDTC đã xác định cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo pháp luật là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Vì vậy, diện những người thừa kế theo pháp luật gồm những người thân gần gũi của người chết theo ba quan hệ mối này.

Cụ thể bao gồm: Vợ goá (vợ cả goá, vợ lẽ goá) hoặc chồng goá, các con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bổ nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội và ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; anh, chị, em nuôi. Ngoài ra, Thông tư này còn xác định “người thừa tự” cũng là người thừa kế theo pháp luật của người lập tự như con thừa kế của cha mẹ, cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà nếu cha, mẹ cháu chết trước ông bà.

Như vậy, diện thừa kế theo pháp luật trong Thông tư số 81/TANDTC được mở rộng hơn nhiều so với các văn bản pháp luật trước đó. Theo Thông tư này thì diện thừa kế theo pháp luật được xác định dựa vào ba mối quan hệ giữa người thừa kế với người để lại di sản: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

– Đối với người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản, Thông tư số 81/TANDTC xác định họ sẽ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau nếu đến khi mở thừa kế”, giữa họ vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc là hôn nhân thực tế được Toà án thừa nhận.

Bao gồm: vợ goá (vợ cả goá, vợ lẽ goá), chồng goá. Chúng ta đều biết, chế độ hôn nhân trong thời phong kiến ở nước ta cho phép một người đàn ông có nhiều vợ. Trong những năm mà Thông tư số 81/TANDTC được ban hành và áp dụng thì hậu quả của chế độ hôn nhân dưới chế độ cũ còn tồn đọng tương đối nhiều. Vì thế việc Thông tự này xác định cả vợ cả, vợ lẽ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chồng khi người đó chết là một điều dễ hiểu.

– Đối với những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản, Thông tư số 81/TANDTC xác định theo ba nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất, những người có quan hệ huyết thống với người chết thuộc trực hệ (quan hệ huyết thống ngành dọc) bề trên (tôn thuộc) bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di sản.

Như vậy, diện thừa kế theo luật được Thông tư này xác định theo tôn thuộc trực hệ chỉ dừng lại ở ông bà (đời thứ ba) mà không có bậc các cụ (đời thứ tư).

Nhóm thứ hai, những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc trực hệ bề dưới (ty thuộc) của người để lại di sản bao gồm: các con đẻ (bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú), các cháu nội, các cháu ngoại của người chết.

Tương ứng với quan hệ tôn thuộc, diện thừa kế theo luật được xác định theo ty thuộc trực hệ cũng chỉ dừng lại ở hàng cháu (đời thứ ba) mà không có hàng chất (đời thứ tư).

Nhóm thứ ba, những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc bàng hệ (quan hệ huyết thống ngành ngang) gồm có anh, chị, em ruột; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha của người để lại di sản.

– Đối với những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, Thông tư số 81/TANDTC xác định theo hai nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất, gồm có bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo tinh thần của Thông tư này thì khi một người đang làm con nuôi của người khác chỉ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cha nuôi, mẹ nuôi đó mà không thuộc diện thừa kế theo luật của cha mẹ đẻ, cũng như cha mẹ đẻ cũng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người con đang làm con nuôi cho người khác.

Nhóm thứ hai, anh nuôi, chị nuôi, em nuôi của người chết.

Trước hết phải hiểu rằng, anh chị em nuôi được xác định trong Thông tư số 81/TANDTC không phải là những người mà giữa họ có quan hệ nuôi dưỡng hay họ nhận kết nghĩa anh – em, chị – em với nhau mà họ là những người được coi là những thành viên trong một gia đình nhưng không cùng cha mẹ đẻ vì một người là con ruột, một người là con nuôi của cha mẹ trong gia đình đó.

Trong những năm khởi đầu thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế của nước ta, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để thừa nhận và bảo đảm cho nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh các hình thức sở hữu cơ bản, chủ đạo như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể thì các hình thức sở hữu khác như Sở hữu cả thế, Sở hữu tiêu chủ sở hữu tư bản tư nhân cũng được nhà nước công nhận và đảm bảo để tồn tại và phát triển.

Theo đó, các văn bản pháp luật về thừa kế cũng được củng cố nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đảm bảo quyền tự hữu của cá nhân đối với tài sản của họ.

Đặc biệt nhằm bảo đảm quyền để lại thừa kế cũng như quyền hưởng di sản của người chết để lại giữa những người là thành viên trong một gia đình, Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban thường vụ Quốc hội) của nước ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh Thừa kế vào ngày 30/8/1990 (gọi tắt là PLTK).

Diện thừa kế theo pháp luật mà PLTK xác định được mở rộng hơn so với Thông tư số 81/TANDTC. Đó là đối với những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản theo trực hệ đã được xác định ở phạm vi bốn đời (tôn thuộc ở bậc cụ, ty thuộc ở hàng chắt).

Đối với những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản theo bàng hệ (ngành ngang) đã được mở rộng sang hai đời (chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết là cháu và cháu của người chết mà người chết là chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột). Tuy nhiên, PLTK không thừa nhận anh chị em nuôi có quan hệ thừa kế đối với nhau.

Khi BLDS 1995 của Nhà nước ta được ban hành thì các vấn đề về thừa kế nói chung, về cơ bản được kế thừa từ quy định của PLTK. Các văn bản pháp luật về thừa kế trước đây (chẳng hạn như Thông tư số 594/TANDTC, Thông tư số 81?)/TANDTC đã trực tiếp sử dụng thuật ngữ “diện thừa kế” để xác định phạm vi những người có thể được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của người chết để lại.

Diện thừa kế là gì theo Bộ luật dân sự 2005?

Khác với các thông từ đó, BLDS 1995 và BLDS 2005 không quy định trực tiếp về diện thừa kế. Tuy vậy, dựa vào những người thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật và những người được thừa kế thế vị mà Bộ luật này đã xác định thì những người nằm trong diện có thể được hưởng thừa kế theo pháp luật bao gồm những người sau đây: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết (thuộc hàng thừa kế thứ nhất); ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết (thuộc hàng thừa kế thứ hai); cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột (thuộc hàng thừa kế thứ ba); cháu của người chết mà người chết là ông nội, bà nội ông ngoại, bà ngoại; chắt của người chết mà người chết là cụ nội; cụ ngoại (thuộc người thừa kế thế vị).

Như vậy, BLDS 2005 đã xác định thêm: Cháu vừa là người thừa kế theo pháp luật của ông bà ở hàng thừa kế thứ hai vừa là người thừa kế thể vị của ông bà khi cha, mẹ cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà. Chắt vừa là người thừa kế theo pháp luật của cụ ở hàng thừa kế thứ ba vừa là người thừa kế thế vị khi ông bà cha, mẹ chết trước cụ.

Theo trên, có thể khái quát về diện thừa kế theo pháp luật như sau:

Diện thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản theo pháp luật của người chết nếu giữa họ với người chết đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng cho đến thời điểm mở thừa kế hoặc giữa họ có huyết thống trong phạm vi hai đại bàng hệ và bốn đời trực hệ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm? cũng như giải đáp các thắc mắc về diện thừa kế theo pháp luật. Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi