Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đi xe bị mất hành lý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2609 Lượt xem

Đi xe bị mất hành lý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Ngày 23/11/2016 tôi có đi xe khách Hà Nội – Thanh Hóa. Hành lý của tôi là một balo trong đó có máy tính, quần áo, giấy tờ và 5.960.000 đồng. Khi đến nơi lúc lấy đồ tôi phát hiện balo của tôi bị mất. Trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai trong trường hợp này?

Câu hỏi:

Kính chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi là Nguyễn Quang Huy, tôi có vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Ngày 23/11/2016, tôi có đi xe khách tuyến Hà Nội – Thanh Hóa. Tôi có mang theo một balo, trong đó gồm một máy tính, một số quần áo, giấy tờ và số tiền 5.960.000 đồng, balo của tôi được nhà xe để trong cốp. Khi đến nơi, lúc lấy đồ thì không thấy balo hành lý của tôi đâu cả, tôi có mô tả lại chiếc balo và hỏi nhà xe thì được câu trả lời là có lẽ người phụ xe của nhà xe trong lúc sơ suất đã nhầm balo của tôi với người khác và trả nhầm đồ cho khách. Tôi yêu cầu nhà xe đòi bồi thường thì họ nói là không có ai làm chứng là trong balo của tôi có những tài sản gì nên họ chỉ bồi thường cho tôi số tiền là 1.000.000 đồng, còn đâu là tôi và người phụ xe phải tự giải quyết với nhau, nhà xe không can thiệp. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp này, nhà xe hay người phụ xe ai sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho tôi? 

Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Đi xe bị mất hành lý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Đi xe bị mất hành lý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Theo như những gì bạn trình bày thì giữa bạn nhà xe đã giao kết với nhau một hợp đồng vận chuyển hành khách. Cụ thể được quy định tại Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.”

Theo đó, Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau:

“1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.

4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”

Cùng với đó, Hành khách có các quyền được quy định tại Điều 527 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.

2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.

4. Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.

5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.”

Như vậy, khi giao kết hợp đồng vận chuyển, nhà xe phải có trách nhiệm trả lại đúng và đầy đủ hành lý cho hành khách trên xe. Nếu xảy ra thiệt hại thì Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 528 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.”

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì trường hợp hành lý của hành khách bị thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về bên vận chuyển, tức nhà xe, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách. Do vậy, trường hợp này phía nhà xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn. Vậy nên, việc nhà xe chỉ bồi thường cho bạn số tiền 1.000.000 đồng, còn lại để cho bạn và người phụ xe giải quyết là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để tránh việc hành khách lợi dụng việc hành lý bị mất mà bịa đặt giá trị tài sản bị mất nhằm trục lợi thì bạn phải có bằng chứng chứng minh trong balo của bạn có những tài sản như bạn nói

Về vấn đề bồi thường thiệt hại thì bạn và nhà xe có thể thương lượng để đưa ra mức bồi thường tương xứng với thiệt hại của bạn. Nếu bạn thấy không thỏa đáng hoặc phía nhà xe không hợp tác thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Còn về phía nhà xe, họ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn, sau đấy nhà xe có thể yêu cầu người phụ xe hoàn trả lại số tiền đã bồi thường thiệt hại theo hợp đồng lao động của nhà xe kí kết với phụ xe đó. Bởi lẽ, ở đây chính người phụ xe gây thiệt hại cho khách hàng xảy ra trong quá trình lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi