Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đã thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại có thể đòi thêm không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2883 Lượt xem

Đã thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại có thể đòi thêm không?

Mấy tháng trước em có gây tai nạn với một người khác. Sau đó, hai bên đã kí thỏa thuận hòa giải, đền bù đầy đủ theo ý kiến bên nạn nhân mà giờ bên phía nạn nhân lại muốn đòi thêm bồi thường vậy có được không ạ.

 

Câu hỏi:

Chào luật sư! Mấy tháng trước em có gây tai nạn với một người khác. Người này bị thương khá nặng, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau đó, hai bên đã kí thỏa thuận hòa giải, đền bù đầy đủ theo ý kiến bên nạn nhân mà giờ bên phía nạn nhân lại muốn đòi thêm bồi thường vậy có được không ạ. Trong đó khi thỏa thuận đều có mặt hai bên và có sự chứng kiến của các cấp có thẩm quyền ạ.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại có quy định như sau:

“1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Về mức bồi thường, Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về vấn đề này:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Đã thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại có thể đòi thêm không

Như vậy, nếu bạn gây ra tai nạn làm thiệt hại về sức khỏe của người khác thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Mặc dù, hai bên đã có văn bản thỏa thuận bồi thường và có sự chứng kiến của các cấp chính quyền mà mức bồi thường lại không phù hợp với thực tế thì hoàn toàn có thể thay đổi.

Nếu mức bồi thường thỏa thuận là thấp hơn mức thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu thì luật cho phép bên nạn nhân thay đổi mức bồi thường để bảo vệ tối đa quyền lợi của bên bị hại. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì bên nạn nhân có thể gửi đơn yêu cầu ra tòa để giải quyết.

Nếu mức bồi thường thỏa thuận đã cao hơn hoặc bằng mức thiệt hại thì bên nạn nhân không thể đòi thêm tiền bồi thường được. Trong trường hợp này thì bạn không phải bồi thường thêm.

Để xác định tổng mức thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bạn có thể tham khảo tại Tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi