Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Công ty đe dọa không cho nghỉ việc thì phải làm thế nào?
  • Thứ hai, 18/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2486 Lượt xem

Công ty đe dọa không cho nghỉ việc thì phải làm thế nào?

Tôi có thử việc cho một công ty, tôi muốn nghỉ việc nhưng công ty không cho tôi nghỉ việc, sau đó còn đe dọa tôi không được nghỉ việc, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Câu hỏi:

Tôi bắt đầu thử việc tại Công ty A vào ngày 15/9/2016 với thời gian thử việc là 2 tháng (từ 15/9-15/11). Trong quá trình thử việc, tôi không có hợp đồng lao động. Ngày 10/11 tôi viết đơn báo cho ban giám đốc công ty A về nội dung tôi xin nghỉ việc khi hết thời gian thử việc (tức tôi báo trước 5 ngày). Lý do tôi nghỉ việc là do điều kiện gia đình không cho phép đi công tác xa và môi trường làm việc của công ty không phù hợp. Tuy nhiên, ban giám đốc không cho tôi nghỉ việc với lý do tôi nghỉ việc không chính đáng. Trong quá trình tôi làm đơn xin nghỉ việc, tôi cũng nói rõ quan điểm và cách làm việc của công ty, tuy nhiên ban lãnh đạo công ty nhắn tin đe dọa tôi “nếu tôi không đi làm sẽ không để tôi sống yên ổn tại tỉnh B (nơi tôi công tác). Vì để mọi chuyện yên ổn, tôi đã chấp nhận làm thêm 2 tuần và giải quyết hết công việc được giao trước khi nghỉ việc. Khi tôi nghỉ, tôi đã có biên bản bàn giao công việc lại cho công ty. Tuy nhiên, trong thời gian tôi  nghỉ, tôi có thấy một số nhân viên cảnh báo cho tôi là cận thận và đề phòng, vì ban lanh đạo công ty A vẫn bảo sẽ không để cho tôi yên (tôi không được nghe trực tiếp từ ban lãnh đạo vì tôi đã nghỉ việc). Vậy cho tôi hỏi việc không cho nghỉ việc của công ty A có đúng hay không? và tôi cần làm gì trước sự đe dọa của họ và nhận được tiền lương thử việc?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật lao động, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Về vấn đề thứ nhất đó là công ty không cho bạn nghỉ việc là đúng hay sai?

Theo như bạn trình bày thì bạn đã tiến hành thử việc với công ty A, thử việc giúp cho người lao động có thể xác định được công việc, và xem xét mình có phù hợp với công việc đó hay không, còn về phía người sử dụng lao động thì được sử dụng người lao động trong thời gian làm thử với mức lương thấp hơn công việc đó, và cũng xem xét được người lao động làm công việc đó có tốt hay không. Cũng vì tính chất “làm thử” đó mà pháp luật lao động không có quy định khắt khe về công việc làm thử, các bên chỉ cần tuân theo thời gian làm thử và mức lương, còn về việc chấm dứt làm thử thì không cần ràng buộc nào cụ thể, theo đó, Luật lao động năm 2012 cũng đã quy định:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Do đó, theo quy định tại Khoản 2, điều 29, bộ luật lao động năm 2012 thì trong thời gian thử việc, nếu người lao động, hoặc người sử dụng lao động cảm thấy việc làm thử không đạt yêu cầu thì có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc không cần báo trước, theo như bạn trình bày thì bạn đã hết thời gian thử việc, do đó thì bạn có thể chấm dứt việc làm thử mà không cần lý do, không cần báo trước và không phải bồi thường gì cả. Việc công ty ngăn cấm bạn nghỉ việc là trái với quy định pháp luật về thử việc và hành vi đó là không được phép.
Công ty đe dọa không cho nghỉ việc thì phải làm thế nào?

Công ty đe dọa không cho nghỉ việc thì phải làm thế nào?

Vấn đề thứ hai của bạn đó là bạn phải làm gì trước sự đe dọa của công ty?

Theo như bạn trình bày thì bạn đã xin nghỉ việc, nhưng công ty không đồng ý và ép buộc bạn làm việc tiếp, có nhắn tin đe dọa :”nếu không đi làm sẽ không để sống yên ổn tại tỉnh” do đó, bạn đã đi làm thêm 2 tuần nữa rồi mới nghỉ, chúng tôi xác định công ty đã thực hiện hành vi cưỡng bức lao động, là một hành vi cấm của người sử dụng lao động:

“Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.” (điều 3,giải thích từ ngữ, Bộ luật lao động 2012)

Theo đó, có thể nói người sử dụng lao động là công ty trong trường hợp này đã có hành vi đe dọa bạn nếu không làm tiếp thì sẽ không sống yên ổn, do đó bạn đã phải làm việc thêm 2 tuần nữa, công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc xử lý hình sự theo quy định về tội “cưỡng bức lao động” được quy định tại bộ luật hình sự năm 2015:

“Điều 297. Tội cưỡng bức lao động

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

…..”

 Bạn cần thực hiện việc khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm lao động: Thanh tra lao động, đại diện công đoàn để công đoàn có thể can thiệp vụ việc. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ can thiệp và dựa vào chứng cứ cụ thể, cũng như vụ việc thực tế để quyết định mức phạt với công ty, và bạn sẽ được trả lương đầy đủ đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi