Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có phải chia di sản thừa kế cho con riêng của chồng không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1092 Lượt xem

Có phải chia di sản thừa kế cho con riêng của chồng không?

Chồng tôi đã mất được hơn 1 tháng, sau đó thì gia đình có họp lại và chia di sản thừa kế của chồng tôi, gia đình thống nhất là không chia cho người con riêng của chồng, chúng tôi làm như vậy có đúng không? có bắt buộc phải chia di sản cho người con riêng không?

Câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn như sau: tôi tên Nguyễn Mai Hoa, tôi năm nay 30 tuổi, bố tôi mới mất và đã để lại di chúc, tài sản của bố thì có 1 căn nhà, và một số đất ở ngoại thành Hà Nội. Bố tôi mất và không để lại di chúc, nên gia đình tôi có thể định đoạt phần di sản này, cả gia đình đã họp lại và quyết định về việc chia di sản của bố, trong đó tôi, mẹ tôi, và bà ngoại được chia phần, trong phiên họp gia đình thì có tất cả thành viên gia đình , các chú bác… sau đó đã thống nhất và viết biên bản chia di chúc của bố tôi. Tuy nhiên, bố tôi còn một người con ở ngoài ( do bố tôi đi ngoại tình), đứa con đó hiện đang lên 6 tuổi, gia đình tôi không chấp nhận việc này và đã thống nhất không chia phần di sản cho đứa con riêng đó. Tuy nhiên mẹ của đứa bé đã không nhất trí và muốn kiện chúng tôi ra tòa, vậy cho tôi hỏi chúng tôi đã thỏa thuận như vậy thì có đúng không? chúng tôi không chia phần di sản cho con riêng của bố và đã được nhất trí trong các thành viên gia đình thì người con riêng đó không có căn cứ được hưởng di sản đúng không? 

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Có phải chia di sản thừa kế cho con riêng của chồng không?

Có phải chia di sản thừa kế cho con riêng của chồng không?

Di sản là tài sản của người đã chết, được để lại cho những người còn sống theo di chúc hoặc chia theo quy định của pháp luật. Đây là phần tài sản của một người đã khuất nên đã được pháp luật điều chỉnh khá chặt chẽ nhằm điều chỉnh những quan hệ dân sự phát sinh, tránh tranh chấp xảy ra trong quá trình chia di sản thừa kế. Do đó, về vấn đề của bạn đó là bố bạn có một người con riêng, và gia đình bạn đã không chia di sản cho người con riêng này theo cuộc họp gia đình. Để xác định việc này có đúng quy định của pháp luật hay không thì cần phải dựa vào những quy định như sau:

Thứ nhất, bố bạn mất không để lại di chúc cho nên phần di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật, và theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1, Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2, Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết”

Theo đó, con đẻ của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người con riêng của bố bạn là con đẻ của bố bạn (dù bố bạn không đăng kí kết hôn với người mẹ của đứa bé), do đó, thì người con này thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nếu không bị tước, truất quyền thừa kế.

Thứ hai, pháp luật thừa kế quy định nếu người con đẻ của người đã mất không được thống nhất cho nhận di chúc thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế nhằm bảo đảm quyền của họ như sau:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1, Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2, Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Theo bạn trình bày thì người con riêng được 6 tuổi, chưa thành niên và là con đẻ của người đã mất, do vậy, người con đó sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế cho dù gia đình bạn đã họp và thỏa thuận không chia phần thừa kế cho người đó.

Do vậy, gia đình bạn làm như vậy là trái quy định của pháp luật, người con riêng vẫn được coi là con đẻ của người đã chết và được hưởng quyền thừa kế đúng theo quy định của pháp luật. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi