Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có những hình thức sở hữu đất đai nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5341 Lượt xem

Có những hình thức sở hữu đất đai nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có những hình thức sở hữu đất đai nào tại Việt Nam?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, em là sinh viên Luật hiện đang nghiên cứu về đề tài các hình thức sở hữu đất đai tại Việt Nam. Luật sư cho em hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì có những hình thức sở hữu đất đai nào tại Việt Nam?  Em xin cám ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư Luật Hoàng Phi  xin tư vấn như sau:

Có những hình thức sở hữu đất đai nào?

Có những hình thức sở hữu đất đai nào?

Hình thức sở hữu đất đai

Theo Điều 4 Luật đất đai 2013, hình thức sở hữu đất đai tại Việt Nam được quy định là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Với quy định này, Luật đất đai đã làm rõ 3 nội dung mang tính nội hàm của hình thức sở hữu đất đai tại Việt Nam:

Thứ nhất: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hình thức sở hữu này không chỉ phù họp với một trong những đặc điếm của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa (đó là: Chế độ công hữu được xác lập đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu), mà còn phù hợp với thực tế lịch sử toàn dân đã đoàn kết đấu tranh để giành lại toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

Thứ hai: Nhà nước là chủ thể đại diện cho toàn dân để thực hiện các quyền của chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai. Toàn dân là một phạm trù chủ thể rất rộng, do đó, để thực hiện được quyền của chủ sở hữu cần phải thông qua một phương thức đặc biệt. Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽ chính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện. Người dân không chỉ trực tiếp bầu ra Quốc hội – cơ quan lập pháp mà còn có quyền giám sát đối với các hoạt động của Nhà nước để đảm bảo Nhà nước thực hiện đúng những quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Thứ ba: Người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân…) không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân và do Nhà nước là chủ thể đại diện thực hiện quyền năng đó nên người sử dụng đất không thể có quyền sở hữu đối với đất.

Tuy nhiên, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân… mới là những chủ thể sử dụng đa phần điện tích đất đai trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các chủ thể này được Nhà nước trao “quyền sử dụng đất”; “quyền sử dụng đất” cũng được Bộ luật dân sự xác định là một dạng tài sản của các chủ thể sử dụng đất.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Liên quan đến nội dung về hình thức sở hữu, chúng tôi xin chia sẻ thêm một số thông tin như sau:

Các hình thức sở hữu của Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Mục 2 chương XIII phần thứ hai của Bộ luật dân sự có quy định về các hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung.

1/ Sở hữu toàn dân

Hình thức sở hữu này được quy định từ Điều 197 đến Điều 204 Bộ luật dân sự. Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công. 

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

2/ Sở hữu riêng

Hình thức sở hữu này được quy định tại Điều 205 và 206 Bộ luật dân sự. 

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3/ Sở hữu chung

Hình thức sở hữu này được quy định tại các Điều từ 207 đến Điều 220 Bộ luật dân sự. 

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Trong đó, Điều 209, Điều 210 Bộ luật dân sự quy định như sau:

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”.

Chủ sở hữu trong hình thức sở hữu này có thể là cộng đồng, các thành viên trong gia đình, vợ chồng, nhà chung cư,…

Ví dụ về các hình thức sở hữu

Để giúp Quý vị hiểu hơn về các hình thức sở hữu, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ như sau:

Thứ nhất: Về sở hữu toàn dân

– Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo Điều 4 Luật Đất đai năm 2013

– Sở hữu tài sản công

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Thứ hai: Về sở hữu riêng

– Sở hữu của cá nhân

A (nam) được bố mẹ tặng cho một chiếc ô tô nhân dịp sinh nhật 19 tuổi. A đã làm thủ tục đăng ký chiếc xe đứng tên mình tại phòng cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội. Sở hữu chiếc ô tô là sở hữu riêng của A.

– Sở hữu của pháp nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X có số vốn thực tế và được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 1.000.000.000 đồng ( một tỷ đồng). Sở hữu vốn là sở hữu riêng của công ty X.

Thứ ba: Về sở hữu chung

– Sở hữu chung của vợ chồng

Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản đã được chia theo khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình chị B cùng đóng góp để mua nhà. Nội dung về chủ sở hữu nhà trên giấy chứng nhận có ghi hộ gia đình B. Sở hữu nhà trong trường hợp này là sở hữu chung của các thành viên trong gia đình chị B.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi