Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3271 Lượt xem

Có được yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật không?

Anh tôi đánh người bị thương, người đó đã đi giám định. Xin hỏi là gia đình tôi có được quyền yêu cầu giám định lại khi không tin vào kết quả đó không?

Nội dung câu hỏi:

Anh trai tôi có xảy ra xích mích với một người làm ăn cùng anh dẫn đến xô xát. Sau đó người đó đi giám định thương tật và xác định tỷ lệ thương tật 29%. Họ kiện anh tôi, nhưng gia đình tôi đã bồi thường 1 khoản tiền nên họ lại rút đơn kiện. Vì không tin vào kết quả giám định đó nên tôi muốn hỏi có thể yêu cầu giám định lại không? và nếu phải ra tòa thì anh tôi sẽ bị chịu hình phạt như thế nào? Nếu họ rút đơn và đề nghị giảm án thấp nhất thì anh tôi có thể chịu hình phạt gì? Nếu họ không rút đơn thì anh tôi sẽ phải chịu mức phạt như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Gia đình bạn được quyền yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật vì:

Căn cứ theo khoản 4, 5 Điều 215 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003  quy định Về yêu cầu giám định lại trong phiên tòa xét xử phúc thẩm:

“4. Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định.

5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.”

Nếu gia đình bạn không tin vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật kia, thì gia đình bạn có quyền yêu cầu giám định lại, và cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy cần thiết sẽ tiến hành giám định lại tỷ lệ thương tật.

Có được yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật không?

Thứ hai : Nếu họ rút đơn kiện thì anh bạn sẽ không bị sao: 

Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về vấn đề Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:

“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2.Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, trong trường hợp này người bị đánh kia đã rút yêu cầu khởi tối nên anh bạn sẽ không bị sao cả.

Thứ ba : Nếu họ không rút đơn thì hành vi của anh bạn sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác và hình phạt. Cụ thể là khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009  quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác và hình phạt tương ứng như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.”

Như vậy nếu như họ không rút đơn thì anh bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi