Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chuyển giao công nghệ là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1988 Lượt xem

Chuyển giao công nghệ là gì?

Một trong những yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đó chính là sự phát triển của yếu tố khoa học công nghệ được ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thay bằng việc tự mình sáng chế ra các kỹ thuật công nghê thì các chủ thể có thể mua lại các công nghệ đã có trên thị trường, hay còn được gọi là chuyển giao công nghệ.

Vậy Chuyển giao công nghệ là gì? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Do vậy, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này

Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu hoặc một phần quyền sử dụng hay hoàn bộ quyền sử dụng của các chủ thể có quyền chuyển sao sang cho bên chủ thể nhận chuyển giao

Trong đó:

– Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là hành vi chuyển giao toàn bộ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt do chính chủ sở hữu công nghệ đó thực hiện chuyển giao sang cho bên chủ thể khác theo thỏa thuận các bên, chủ thể nhận chuyển giao ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Chuyển giao công nghệ là gì? Thì Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này

Nếu đối tượng chuyển giao được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp, thì khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành chuyển giao luôn quyền sở hữu công nghiệp theo nội dung quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác là việc cho các chủ thể đó được sử dụng công nghệ của mình vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không bao gồm chuyển giao quyền chiếm hữu, định đoạt.

Quyền của bên nhận chuyển giao sẽ phải căn cứ vào thỏa thuận của hai bên như: Có được sử dụng độc quyền công nghệ hay không? Có được chuyển giao lại cho bên thứ ba hay không? Lĩnh vực được áp dụng công nghệ,..

– Đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ được pháp luật quy định hiện nay gồm: Các bí quyết liên quan đến vấn đề kỹ thuật, công nghê; nội dung giải pháp hóa trong sản xuất hay phương pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ; Các thông số kỹ thuật, bản vẽ hay các công thức, nội dung được trình bày dưới dạng dữ liệu máy tính…

Với các đối tượng mà thuộc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ thì khi thực hiện chuyển giao bắt buộc phải thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Lợi ích chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao công nghệ về bản chất chỉnh là sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật từ chủ thể này qua chủ thể khác thông qua bản hợp đồng chuyển giao. Chủ yếu hình thức này thường được sử dụng ở những quốc gia pháp triển chuyển giao các công nghệ đã trở lên lạc hậu ở quốc gia của họ sang các quốc gia chưa phát triển về công nghệ đó

– Đối với bên chủ thể chuyển giao công nghệ thì việc này giúp họ thu được khoản tiền lớn thì hoạt động chuyển giao

– Hạn chế việc lãng phí công nghệ, thay bằng việc chủ thể sở hữu công nghệ không sử dụng nữa và bỏ đi thì có thể chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu

– Việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao sẽ giúp cho các chủ thể nhận chuyển giao tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu chế tạo một công nghệ mới

– Góp phần nhân rộng các công nghệ cao, giúp cho công việc được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng hơn

– Đối với việc chuyển giao công nghệ giữa các chủ thể trong nước sẽ góp phần hạn chế việc phụ thuốc quá nhiều vào kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ

Tuy nhiên trong vấn đề chuyển giao, quyền của bên nhận chuyển giao được quy định trong hợp đồng chuyển giao, tuy nhiên khó đảm bảo được bên nhận chuyển giao sẽ thực hiện theo hợp đồng 100%, ví dụ như chuyển giao công nghệ sang cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ, tuy nhiên lại rất khó để có thể phát hiện ra nếu bên thứ ba chỉ áp dụng công nghệ trong quy mô sản xuất nhỏ.

Hình thức chuyển giao công nghệ

Hiện nay tại Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định các hình thức chuyển giao được thực hiện tại Việt Nam gồm:

– Chuyển giao công nghệ độc lập thông qua hợp đồng

Hợp đồng phải được tồn tại dưới dạng văn bản hoặc các loại khác nhưng phải có giá trị tương đương văn bản và được pháp luật thừa nhận như fax, telex…

– Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án hoặc hợp đồng như:

+ Các dự án đầu tư

+ Các hợp đồng nhượng quyền

+ Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

+ Mua bán các máy móc, thiết bị kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ

– Các hình thức chuyển giao khác do pháp luật quy định

Về phương thức chuyển giao thì hiện nay pháp luật về các phương thức như:

+ Chuyển giao thông qua tài liệu

+ Chuyển giao thông qua hoạt động đào tạo cho bên nhận chuyển giao trong một khoản thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận

+ Chuyển giao công nghệ thông qua việc cử một cá nhân hoặc một nhóm chuyên gia để hỗ trợ cho bên nhận chuyển giao trong việc áp dụng vào mô hình của mình

+ Chuyển giao các thiết bị kèm thèm nội dung công nghệ

+ Các phương thức chuyển giao khác do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn

Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ

Quý vị vui lòng tham khảo mẫu như sau:

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/08/Hợp-đồng-Chuyển-giao-công-nghệ.doc”]

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Chuyển giao công nghệ là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi