Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2092 Lượt xem

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là người được Hội đồng nhân dân bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân dân để lãnh đạo thường trực Hội đồng nhân dân và bảo đảm các hoạt động của Hội đồng nhân dân

Thường trực hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân. Trong đó, Thường trực của Hội đồng nhân dân các cấp đều gồm có Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì? quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng nhân dân? Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái quát về thường trực Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. (Khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015).

Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Thường trực của Hội đồng nhân dân các cấp đều gồm có: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một hoặc hai Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tất cả các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân đều do Hội đồng nhân dân bầu theo các chức danh tương ứng tại kì họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân (Điểm a khoản 2 Điều 19; điểm d khoản 1 Điều 26; khoản 3 Điều 33; khoản 1 Điều 40; khoản 2 Điều 47; khoản 1 Điều 54; khoản 2 Điêu 61; khoản 1, 2 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là người được Hội đồng nhân dân bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân dân để lãnh đạo thường trực Hội đồng nhân dân và bảo đảm các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Việc bầu chủ tịch Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.

Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này.”

Chủ tịch Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới.

Nếu trong nhiệm kỳ mà khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân có quyền bầu bổ sung Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể được Hội đồng nhân dân miễn nhiệm khi có lí do chính đáng và có thể bị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Sau khi tìm hiểu Chủ tịch hội đồng nhân dân là gì? chúng ta cùng tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch hội đồng nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân. (Khoản Điều 80)

Chủ tịch Hội đồng nhân dân khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân. (Điều 82)

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký chứng thực; Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc chủ tọa kỳ họp ký tên. (Điều 86)

Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định những tài liệu được lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. (Khoản 1 Điều 92)

Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp. (Khoản 2, 3 Điều 106)

Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp công dân trong tháng. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân. (Khoản 2 Điều 107)

Trên đây là các nội dung liên quan đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi