Trang chủ Dịch vụ Công ty Dich vụ thừa phát lại Cho mượn nhà có nên lập vi bằng không?
  • Thứ ba, 02/07/2024 |
  • Dịch vụ Công ty |
  • 400 Lượt xem

Cho mượn nhà có nên lập vi bằng không?

Việc lập vi bằng cho thuê nhà sẽ được Thừa phát lại thực hiện một cách khách quan và trung thực, mô tả chính xác những sự kiện và hành vi diễn ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm đối với tính trung thực của vi bằng, trong khi các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm đối với các thoả thuận của mình.

Lập vi bằng là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng được định nghĩa là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Giá trị pháp lý của vi bằng?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định cụ thể chi tiết tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo quy định thì vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Bên cạnh đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Cho mượn nhà có nên lập vi bằng không?

Khi thực hiện hoạt động cho mượn nhà, cho thuê nhà thì chủ sở hữu căn nhà nên thực hiện thủ tục lập vi bằng nhằm Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê. Tránh một số trường hợp người thuê không đảm bảo trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ nhà cửa dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của căn nhà.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên và để dễ dàng có căn cứ cho việc chứng minh trạng thái của căn nhà trước khi thuê, chủ sở hữu cần lập vi bằng để ghi lại tình trạng của căn nhà trước và sau khi cho thuê.

Lợi ích của việc lập vi bằng cho thuê nhà là gì? 

Thực tế, khi cho thuê nhà không ai mong muốn có tranh chấp xảy ra, nhưng thực tế tình trạng xảy ra với hoạt động cho thuê cho mượn nhà xảy ra rất phổ biến. Và Khi có tranh chấp xảy ra, nếu lập vi bằng trước đó, thì  người nhận tiền không thể bác bỏ chữ ký hay nét chữ trên văn bản, vì Thừa phát lại đã kiểm tra giấy tờ cá nhân và có hình ảnh về quá trình giao nhận tiền kèm theo.

Người giao tiền cũng không cần lo lắng nếu Thừa phát lại đã lập vi bằng và chứng kiến cho mình, sau đó họ mất tích, mất khả năng hành vi dân sự hoặc bị hạn chế khả năng hành vi dân sự. Từ thời điểm vi bằng được xác lập và đăng ký tại Sở Tư pháp, vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh thêm. Vi bằng không quy định thời hạn. Người dân chỉ cần đưa vi bằng cho Tòa án để Tòa án sử dụng như một căn cứ để giải quyết vụ việc, không cần mời Thừa phát lại lên để đối chất.

Trong trường hợp chủ sở hữu đã lập vi bằng mà không may làm mất văn bản chứng minh việc giao nhận tiền, bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, vi bằng do Thừa phát lại lập sẽ kèm theo văn bản chi tiết về số tiền giao, mục đích giao nhận, bên giao và bên nhận khi này sẽ có văn phòng thừa phát lại hỗ trợ. Bởi Vi bằng được lập thành 3 bản, trong đó, người yêu cầu giữ 1 bản, 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và vô thời hạn. Trong trường hợp mất, thất lạc hoặc hư hỏng vi bằng, họ có thể đến một trong hai cơ quan trên để yêu cầu bản sao vi bằng. Thêm vào đó, Thừa phát lại cũng lưu trữ các văn bản và hình ảnh liên quan đến việc lập vi bằng dưới dạng tệp điện tử nên rất dễ dàng trong việc tìm kiếm và cung cấp đến tay Khách hàng.

Thủ tục lập vi bằng cho thuê nhà

Để có được vi bằng, thừa phát lại cần phải hoàn tất các thủ tục được quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục lập vi bằng cho thuê nhà được tiến hành theo quy trình như sau:

Bước 1: Chủ sở hữu nhà Yêu cầu lập vi bằng

Trước hết, Thừa phát lại sẽ yêu cầu người yêu cầu người có nhu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ liên quan như CMND, CCCD và các giấy tờ chứng minh khác để xác định thẩm quyền và phạm vi của việc lập vi bằng. Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng theo mẫu quy định.

Lưu ý:  Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng cho thuê nhà

Thừa phát lại sẽ thảo thuận với khách hàng về các vấn đề sau:

– Nội dung của vi bằng.

– Thời gian và địa điểm lập vi bằng (dựa trên sự thỏa thuận của cả hai bên).

– Chi phí (được thỏa thuận giữa hai bên).

– Các điều khoản khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại sẽ thực hiện lập vi bằng dựa trên thỏa thuận đã đạt được. Quá trình này bao gồm việc ghi lại toàn bộ các hành vi và sự kiện liên quan đến việc công bố và xác nhận thoả thuận về việc thăm nuôi con sau khi ly hôn.

Việc lập vi bằng cho thuê nhà sẽ được Thừa phát lại thực hiện một cách khách quan và trung thực, mô tả chính xác những sự kiện và hành vi diễn ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm đối với tính trung thực của vi bằng, trong khi các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm đối với các thoả thuận của mình.

Thừa phát lại không chứng nhận hợp đồng, giao dịch hoặc chứng thực chữ ký.

Nếu cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình hoặc mời người làm chứng trong quá trình làm việc, theo yêu cầu của các bên.

Trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ đăng ký vi bằng với Sở Tư pháp tại địa chỉ trụ sở hoặc cập nhật thông tin về vi bằng trên cổng dữ liệu. Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp sẽ nhập vi bằng vào sổ đăng ký theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Bước 4: Hoàn tất đăng ký vi bằng

Thừa phát lại sẽ trao bản vi bằng cho khách hàng và thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Cho mượn nhà có nên lập vi bằng không?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Văn phòng thừa phát lại là gì? Dịch vụ thừa phát lại tại Hà Nội Năm 2024

Để được thành lập văn phòng thừa phát lại thì cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, đảm bảo về nguồn nhân sự và bộ máy tổ...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Thỏa thuận ngõ đi chung có nên lập vi bằng không?

Theo văn bản pháp luật thì Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi