• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1610 Lượt xem

Chính sách giải quyết việc làm

Khái niệm “việc làm” trong BLLĐ không chỉ phản ánh nội dung kinh tế – xã hội của việc làm (hoạt động mang lại thu nhập) mà còn phản ánh được tính chất pháp lý của việc làm (hoạt động mà pháp luật không cấm).

Quy định về việc làm và giải quyết việc làm theo Bộ luật lao động

Nội dung về việc làm và chính sách giải quyết việc làm được quy định tại Điều 9 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm

1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. 

Tư vấn về việc làm và giải quyết việc làm theo Bộ luật lao động

Khái niệm “việc làm” trong BLLĐ không chỉ phản ánh nội dung kinh tế – xã hội của việc làm (hoạt động mang lại thu nhập) mà còn phản ánh được tính chất pháp lý của việc làm (hoạt động mà pháp luật không cấm). 

Khi nghiên cứu và áp dụng quy định này vào thực tiễn, cần lưu ý một số điểm sau đây: 

Thứ nhất: Về việc làm

Dưới góc độ pháp lý, có ba dấu hiệu nhận dạng “việc làm” gồm: (i) Là hoạt động lao động; (ii) Tạo ra thu nhập; (iii) Hợp pháp. 

Việc làm là một hoạt động lao động, phản ánh sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm “việc làm” với “lao động” bởi hoạt động lao động chỉ là một trong các dấu hiệu của việc làm. Việc làm là những công việc, hình thức làm việc cấu thành nên hệ thống ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Như vậy, yếu tố lao động trong khái niệm việc làm khác với hoạt động lao động thông thường ở chỗ nó phải có tính hệ thống, tính thường xuyên, tính nghề nghiệp và được thực hiện trong thời gian tương đối ổn định. 

Việc làm phải tạo ra thu nhập là một trong những điểm thể hiện sự khác biệt giữa “việc làm” và “lao động” Thu nhập có thể hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao hàm cả khả năng tạo ra thu nhập mà không chỉ là khoản thu trực tiếp từ hoạt động lao động đó. Những hoạt động dù tiêu tốn sức lực nhưng không nhằm mục đích tạo ra thu nhập thì không phải là việc làm. 

Việc làm phải là hoạt động hợp pháp, không trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn trọng với tính chất là phương thức tạo ra thu nhập. Bất cứ hình thức thực hiện hành vi nào tạo ra thu nhập nhưng không hợp pháp (ví dụ như buôn bán, vận chuyển ma túy, trộm cắp, lừa đảo,…) đều không thể coi là “việc làm”. 

Do đó, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng quốc gia mà pháp luật các nước có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động, từ đó xác định một hoạt động lao động có được coi là việc làm hay không. 

Thứ hai: Về giải quyết việc làm

Đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi đây không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước và người sử dụng lao động mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. 

NT Lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. BLLĐ năm 2019 lần đầu tiên ghi nhận nhóm người làm việc không có quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật này. Đây là những người lao động tự do, tự tạo việc làm và tự tạo thu nhập. Sự thay đổi này cho thấy sự chuyển đổi trong chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước, đó là tăng cường vai trò cá nhân, đề cao trách nhiệm xã hội.

Với chức năng của mình, Nhà nước là chủ thể có vai trò chủ đạo, then chốt” trong việc tạo cơ hội việc làm bình đẳng cho những người có khả năng lao động (như mở rộng quy mô, đa dạng hóa cơ cấu nền kinh tế quốc dân; mở rộng thêm ngành nghề mới; ban hành các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế;…).

Tuy nhiên, Nhà nước không thể giải quyết được tất cả các vấn đề về việc làm mà mỗi chủ thể trong xã hội đều phải có trách nhiệm với bản thân, chủ động khắc phục tình trạng thiếu việc làm, đảm bảo thu nhập cho cá nhân và góp phần vào sự ổn định chung của xã hội. 

Có thể coi đây là quy định mang tính nguyên tắc, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam và là cơ sở pháp lý để áp dụng đối với các nhóm lao động trong xã hội.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi