Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3500 Lượt xem

Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nhà nước là chủ thể đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Khái niệm chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 4 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Chính sách của Nhà nước về an toàn lao động

Bình luận và phân tích chính sách của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. Điều đó thể hiện sự quan tâm, coi trọng công tác đầu tư cho lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, coi an toàn lao động, vệ sinh lao động là lĩnh vực có ý nghĩa và có tầm quan trọng trong công tác quản lý kinh tế, xã hội, chăm lo đến sự an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người lao động và sự phát triển của hệ thống kinh tế – xã hội, nhất là hoạt động của các doanh nghiệp.

Sở dĩ có sự quan tâm nêu trên của Nhà nước đối với an toàn lao động, vệ sinh lao động là vì:

+ Thứ nhất, Nhà nước là một trong ba chủ thể của quan hệ lao động;

+ Thứ hai, Nhà nước đóng vai trò là chủ sử dụng lao động lớn nhất;

+ Thứ ba, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ người lao động — nguồn tài nguyên nhân lực, loại tài nguyên quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội, đồng thời người lao động còn là chủ thể của xã hội mà Nhà nước là người đại diện cho họ;

+ Thứ tư, việc quan tâm bảo vệ người lao động thông qua chính sách, pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động là chức năng của Nhà nước, giúp Nhà nước và xã hội phòng tránh những rủi ro đối với con người và tăng chi phí xã hội.

Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư cho công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, Nhà nước còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân tổ chức các dịch vụ trong lĩnh vực này. Đó chính là chính sách xã hội hóa các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, từ đó thu hút mọi nguồn lực xã hội đầu tư, phát triển cho công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, một lĩnh vực mà trong các giai đoạn trước đây hầu như do Nhà nước nắm giữ, đầu tư bảo đảm vừa tạo thêm gánh nặng cho Nhà nước, vừa không phát huy tổng lực sự tham gia của xã hội vào một công tác có ý nghĩa nhân văn và khoa học này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi