Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 779 Lượt xem

Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật như thế nào?

Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Quy định về Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật

Điều 158 Bộ luật lao động quy định về Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật như sau:

Điều 158. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật 

Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. 

Bình luận về Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật 

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 6,4 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số. Thời gian qua Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách đối với người khuyết tật”. 

Bên cạnh các chính sách trợ cấp cho người khuyết tật thì việc giúp họ được học tập, làm việc để tự lực cải thiện đời sống, tạo điều kiện cho họ thể hiện mình là người có ích cho xã hội là điều đáng quý hơn cả, chính vì thế Nhà nước đã ban hành các chính sách về lao động, việc làm cho người khuyết tật.

Từ Luật Người khuyết tật, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp đến BLLĐ năm 2019 đều khẳng định quan điểm Nhà nước bảo trợ quyển lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. 

Qua đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 thấy rằng trong giai đoạn này, công tác dạy nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật được các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và chính quyền các địa phương trong cả nước quan tâm triển khai, hầu hết các địa phương đã ban hành Danh mục nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật; Đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, khuyến khích đào tạo nghề cho người khuyết tật theo hình thức kèm cặp, truyền nghề, tập nghề, hình thức đào tạo vừa học vừa làm.

Các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tạo việc làm như: hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phát triển sinh kế, tư vấn và giới thiệu việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả hỗ trợ việc làm còn hạn chế, số mô hình sinh kế còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ chủ yếu ở giai đoạn thí điểm. Công tác huy động người khuyết tật tham gia học nghề còn rất khó khăn do chưa đánh giá được nhu cầu học nghề của người khuyết tật, nghề đào tạo chưa phù hợp với các dạng tật và nhu cầu thị trường lao động, tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo nghề có việc làm thấp.

Việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của người khuyết tật còn rất khó khăn, do các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể nhưng chưa thực hiện ủy thác cho Hội người khuyết tật vì vậy người khuyết tật mất đi cơ hội được bảo lãnh qua Hội người khuyết tật; việc vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm đòi hỏi phải có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phải đảm bảo tạo việc làm mới. Điều này cho thấy chính sách của Nhà nước là phù hợp nhưng việc tổ chức thực hiện các chính sách này để đáp ứng yêu cầu việc làm cho người khuyết tật cần phải được triển khai đồng bộ và hiệu quả hơn nữa. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi