Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai như thế nào
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1055 Lượt xem

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai như thế nào

Tôi đóng bảo hiểm xã hội 3 năm sau đó nghỉ việc, trong thời gian tìm việc mới tôi phát hiện mình mang thai, như vậy khi sinh con tôi có được hưởng chế độ thai sản không

 

Câu hỏi:

Tôi ký kết hợp đồng lao động với công ty Nam Thành (T.p Hồ Chí Minh) trong thời hạn 3 năm, từ tháng 09/2013 đến tháng 09/2016. Sau khi hết hạn hợp đồng, tôi không tiếp tục ký hợp đồng lao động với công ty nữa. Trong thời gian tìm việc mới vào tháng 12/2016 tôi phát hiện mình mang thai, như vậy khi sinh con tôi có được hưởng chế độ thai sản không. Mong Luật Hoàng Phi giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai như thế nào

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai như thế nào

Những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Khoản 1 Điều 31 đã quy định 06 nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội các đối tượng tại các điểm b, c, d của khoản 1 Điều 31 để được hưởng chế độ thai sản như sau:

“2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Vì thế, những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014  muốn hưởng chế độ thai sản phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Chị cần xem xét xem trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con chị đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 06 tháng không, nếu đóng đủ thì chị sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã chương 755 là gì?

Mã chương là mã ký hiệu của Doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Mã chương 755 là...

Tra cứu mã chương doanh nghiệp ở đâu?

Mã chương là mã ký hiệu của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Có thể tra cứu mã chương doanh nghiệp tại Phụ lục I thông tư...

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Mã chương thuế môn bài hộ kinh doanh 2023

Danh mục mã chương nộp thuế môn bài được ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài...

Mã chương nộp thuế TNCN

Chương được mã số hóa theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: Đối với cơ quan ở cấp trung ương, mã số từ 001 đến 399; đối với cơ quan ở cấp tỉnh, mã số từ 400 đến 599; đối với cơ quan ở cấp huyện, mã số từ 600 đến 799; đối với cơ quan cấp xã, mã số từ 800 đến...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi