Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Sau khi sinh con lao động nữ nhận tiền trợ cấp thai sản ở đâu?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6750 Lượt xem

Sau khi sinh con lao động nữ nhận tiền trợ cấp thai sản ở đâu?

tôi sắp sinh con nhưng sau khi sinh lại không thể tiếp tục đi làm nữa, tôi muốn kết hợp nghỉ thai sản để nghỉ việc luôn, như vậy tiền trợ cấp thai sản tôi đến công ty để nhận hay nhận ở đâu

 

Câu hỏi:

Tôi công tác tại công ty Xuất khẩu Thủy Sản Hà Nội đã 5 năm, từ khi công tác tại công ty, tôi tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ và liên tục. Hiện tại tôi đang mang thai, dự sinh vào ngày 27/04/2017. Do sau khi sinh con không có ai trông con nên tôi muốn xin nghỉ thai sản kết hợp với nghỉ việc luôn. Như vậy tôi có được hưởng trợ cấp thai sản không, sau khi nghỉ việc thì tiền thai sản tôi có phải đến công ty để nhận không? Mong Luật Hoàng Phi giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Thứ nhất: Đối với điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động, pháp luật đã quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nội dung quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Sau khi sinh con lao động nữ nhận tiền trợ cấp thai sản ở đâu?

Sau khi sinh con lao động nữ nhận tiền trợ cấp thai sản ở đâu?

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định 06 nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mang thai;Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Chị là đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31.

Theo các trường hợp thông thường pháp luật quy định lao động nữ muốn hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì phải tham gia bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, việc tham gia bảo hiểm không yêu cầu liên tục. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 12 tháng trước thời điểm sinh con chị cần tham gia bảo hiểm xã hội ít nhất là 06 tháng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt như trường hợp của chị khi lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng  thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, điều này được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Thứ hai: về địa điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ thai sản, khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

 “2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”

Như vây, chị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con và muốn được hưởng chế độ thai sản thì cần nộp giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (bản sao) và xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Tiền thai sản của chị sẽ không chuyển về công ty của chị mà chị sẽ nhận tại cơ quan bảo hiểm nơi cư trú.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phụ cấp y tế thôn bản năm 2024

Phụ cấp y tế thôn bản năm 2024 là bao nhiêu? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bào viết sau...

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm bao lâu sẽ bị thanh tra?

Ngày 30/5/2019, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 618/QĐ-BHXH ban hành Mẫu Thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – Mẫu C12-TS....

Quyền thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành

Hai vợ chồng chị A có ba người con. Cháu lớn đã lập gia đình và định cư ở Đức. Đến ngày 31-12-2006, chồng chị A qua đời. Tài sản của vợ chồng A là một căn nhà 5 gian 100m2. Hai cậu con trai còn lại muốn chị A ngăn nhà làm hai, chị A sống trên một gian nhà, phần còn lại chia cho hai anh...

Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ

Do có những đặc điểm riêng biệt này mà lao động nữ khó khăn hơn so với lao động nam về tìm kiếm việc làm, ổn định việc làm lâu dài và bảo đảm thu...

Tình tiết giảm nhẹ tội cố ý gây thương tích theo quy định năm 2024?

Em tôi tham gia đánh nhau chứ không cầm đầu. Sau đó em tôi bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích tại Khoản 3 Điều 104 Bộ Luật hình sự, em tôi gây thương tích cho người ta 63% nhưng với lý lịch trong sáng nên em tôi được tại ngoại. Em tôi có được giảm nhẹ tội không...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi