Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tiếng Anh là gì?
Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Khi bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là gì?
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là việc hợp đồng không được hoàn thành theo thỏa thuận ban đầu và nguyên nhân xuất phát từ sự thỏa thuận của hai bên hoặc bị chấm dứt do ý chí đơn phương của một bên.
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các quy định của Luật thương mại 2005 có hai hình thức.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng, đây là trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn nhưng bên đơn phương phải chi trả chi phí tương đương với phần nghĩa vụ mà bên bị chấm dứt hợp đồng đã thực hiện từ đầu.
– Hủy bỏ hợp đồng là việc hủy một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà có thể không phải bồi thường thiệt hại nếu chiếu theo các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Luật.
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tiếng Anh là gì?
“Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn” trong tiếng Anh có thể được dịch là “Termination of the contract before signing” hoặc “Contract annex”.
Ví dụ về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với thỏa thuận: Công ty B là bên mua hàng phải thanh toán 60% giá trị đơn hàng đặt cọc cùng thời điểm gửi đơn đặt hàng, tuy nhiên công ty B không thực hiện việc thanh toán tiền ứng trước.
Công ty A sau khi nhận được đơn đặt hàng từ Công ty B đã tiến hành thương lượng và yêu cầu Công ty B thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền khi đặt hàng nhưng hai bên đàm phán không thành.
Công ty A sau đó gửi thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tới Công ty B.
Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
– Điều kiện đình chỉ thực hiện hợp đồng: Theo quy định của Điều 310, Luật thương mại 2005 thì căn cứ để một bên đình chỉ thực hiện hợp đồng khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Thứ nhất, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng.
Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo giải thích tại khoản 13, Điều 3 thì vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng được hiểu là một vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
– Điều kiện hủy bỏ hợp đồng: Theo quy định Điều 312, Luật thương mại 2005 các trường hợp chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng gồm:
Thứ nhất, xảy ra vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng
Thứ hai, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Thứ ba, xảy ra sự kiện bất khả kháng mà khi giao kết hợp đồng hai bên không lường trước được gây thiệt hại cho một bên nếu tiếp tục để hợp đồng tiếp tục
Thứ tư, một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng nguyên nhân là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước mà các bên không biết được khi giao kết hợp đồng.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật
Tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 có liệt kê ra những trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể là:
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của cá nhân đã chết, pháp nhân đã chấm dứt hoạt động. Những nghĩa vụ này không thể chuyển giao cho chủ thể khác nên bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng.
– Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.
– Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào?
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về một trường hợp cụ thể về bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đó là bồi thường do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cụ thể như sau:
– Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Khi bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Về nguyên tắc bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại khi có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng thiệt hại đó có một phần là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình (lỗi ở đây bao gồm cả lỗi vô ý lẫn cố ý.
Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tiếng Anh là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác hoặc có nhu cầu báo giá sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng vui lòng liên hệ hotline Luật Hoàng Phi: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mất hợp đồng vay vốn ngân hàng có sao không?
Bản chất của hợp đồng vay vốn ngân hàng là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên cho vay trong hợp đồng là ngân...

Người chết có được xóa nợ ngân hàng không?
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận...

Mẹ vay tiền con có phải trả không?
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy...

Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?
Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...

Ban quản trị chung cư có tư cách pháp nhân không?
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung...
Xem thêm