Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cấu thành tội phạm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2111 Lượt xem

Cấu thành tội phạm

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi mà cấu thành tội phạm được chia thành: Cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ

Pháp luật đã trở thành phần không thể thiếu đối với mọi người dân, nắm được pháp luật không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích cho chính mình mà còn cho những người xung quanh.

Chính vì vậy hôm nay hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về một thuật ngữ pháp lý quen thuộc trong Luật Hình sự, đó là Cấu thành tội phạm, qua đó hiểu được cấu thành tội phạm là gì và các yếu tố để xác định được cấu thành tội phạm.

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là các dấu hiệu đặc trưng của một loại tội phạm đã được luật hình sự ghi nhận, khi chủ thể thực hiện các hành vi được xem là những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết một tội phạm mà đã được luật hình sự liệt kê các hành vi đó thì chủ thể đó đã đủ căn cứ để cấu thành tội phạm, tức là sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi mà cấu thành tội phạm được chia thành: Cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Trong đó:

– Cấu thành tội phạm cơ bản được hiểu chủ thể đó chỉ thực hiện những hành vi được xác định là dấu hiệu phạm tội của một tội phạm nhất định

– Cấu thành tội phạm tăng nặng là ngoài việc thực hiện các hành vi cấu thành cơ bản thì chủ thể phạm tội còn có các dấu hiệu khác có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội ở mức cao hơn so với bình thường

– Cấu thành tội phạm giảm nhẹ tức là ngoài dấu hiệu định tội cơ bản thì còn có các dấu hiệu khác chứng minh mức độ gây nguy hiểm cho xã hội được giảm xuống so với bình thường

Ngoài ra thì Cấu thành tội phạm còn được chia thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức, được hiểu đơn giản là:

– Cấu thành tội phạm vật chất là các tội phạm bắt buộc bởi cấu thành hành vi , hậu quả và có mối quan hệ giữa hai yếu tố này

– Cấu thành hình thức là các tội phạm mà chủ thể chỉ cần thực hiện hành vi được coi là dấu hiệu của tội phạm mà không cần hành vi đó xảy ra hậu quả thì đã đủ cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Tội hiếp dâm chỉ cần thực hiện một trong những hành vi quy định trong điều luật thì đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm.

Đặc điểm cấu thành tội phạm?

– Cấu thành tội phạm nó là tổng thể các dầu hiệu được pháp luật ghi nhận đối với một tội phạm cụ thể, các dấu hiệu này phản ánh đúng hành vi, bản chất thật của tội phạm, có tác dụng phân biệt các loại tội phạm với nhau

– Mỗi loại tội phạm để đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì phải thực hiện các dấu hiệu bắt buộc đối với tội đó. Trong đó bắt buộc phải bao gồm các dấu hiệu như: Hành vi, tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS mà tội phạm nào cũng phải đáp ứng được, ngoài ra bảo có dấu hiệu riêng biệt của từng loại tội phạm

– Các dấu hiệu để cấu thành tội phạm đều do Nhà nước quyết định, do vậy các chủ thể có thẩm quyền chỉ có thể sử dụng pháp luật như là căn cứ áp dụng, tuyệt đối không được thêm hoặc bớt đi một dấu hiệu nào đã được luật định nhằm đảm bảo xác định đúng tính chất của hành vi đó

– Một tội phạm thì chỉ được xác định bởi một cấu thành tội phạm nhất định, đó là tính đặc trưng để nhằm phân biệt được tội phạm này với tội phạm khác thông qua cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Các yếu tố cơ bản để xác định lên một cấu thành tội phạm bao gồm:

– Yếu tố chủ thể: Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ thể của tội phạm là cá nhân và pháp nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật mà đã đủ mức độ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đảm bảo về độ tuổi chịu trách nhiệm và năng lực TNHS

– Yếu tố khách thể: Là tất cả những quan hệ xã hội mà là đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ, bị chủ thể có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại hoặc đe dọa sẽ gây ra thiệt hại

– Yếu tố chủ quan: Là những yếu tố xuất hiện từ phía bên trong nhận thức , hành vi của chính chủ thể có hành vi vi phạm. Được xác định bởi 3 yếu tổ là: Lỗi, động cơ và mục đích

+ Yếu tố lỗi ở đây được xác định là lỗi cố ý (Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) và lỗi vô ý (Vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả)

+ Động cơ chính là ý chí bên trong đã thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm

+ Mục đích phạm tội chính là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi

– Yếu tố khách quan: Chính là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, công cụ, phương tiện gây án, thời gian địa điểm….

Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm?

Trước tiên tội phạm được hiểu là những hành vi có mức độ gây nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định, chủ thể của tội phạm phải là cá nhân đủ năng lực TNHS hoặc pháp nhân theo quy định của pháp luật. Còn cấu thành tội phạm là là các dầu hiệu đặc trưng cho một tội phạm cụ thể

Tuy khác nhau về khái niệm nhưng về bản chất thì cấu thành tội phạm chính là căn cứ để xác định chủ thể đó có được coi là tội phạm hay không

Đồng thời thông qua các yếu tố để xác định Cấu thành tội phạm mà có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, qua đó xác định là tội phạm nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Cấu thành tội phạm. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi