Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 786 Lượt xem

Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết

Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật này thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.

Quy định về cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết 

Điều 186 Bộ luật lao động quy định về Cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết như sau:

Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật này thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia. 

Bình luận về cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết 

Quy định về việc cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết nhằm mục đích bảo đảm việc tôn trọng, nghiêm túc thực hiện trình tự, thủ tục về giải quyết tranh chấp lao động đã được BLLĐ quy định. So với quy định tại Điều 208 BLLĐ năm 2012 thì nội dung tại Điều 186 BLLĐ năm 2019 đã mở rộng hơn.

Theo đó, BLLĐ năm 2012 chỉ cấm chung các hành động đơn phương khi tranh chấp lao động tập thể đang được giải quyết vì từ thực tiễn cho rằng phần đông người lao động Việt Nam và một bộ phận không nhỏ người sử dụng lao động chưa ý thức rõ về việc tuân thủ pháp luật lao động, cũng như tính đúng đắn của việc duy trì quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.

Quy định tại BLLĐ năm 2019 đã được thể hiện lại theo hướng cấm các hành động đơn phương trong khi giải quyết tranh chấp lao động n chung, với thực tiễn cho rằng việc một trong các bên có hành động đơn phương chống lại bên kia sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bên còn lại trong quan hệ lao động khi mà vụ việc tranh chấp lao động đang được xem xét, giải quyết. Và điều này sẽ phá vỡ các quy tắc xử sự chung, làm cho việc giải quyết tranh chấp lao động của các chủ thể có thẩm quyền không còn ý nghĩa trên thực tế. 

Tuy nhiên, quy định này cần được hướng dẫn cụ thể trong văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của BLLĐ, nếu không có thể sẽ gây cản trở lớn trong việc áp dụng việc cấm này trên thực tế, cũng như càng dễ dàng bị lợi dụng để từ đó xuất hiện những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, như hành động “ngừng việc” trong khi tranh chấp lao động tập thể đang được xem xét… 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi