Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà 2024?
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4587 Lượt xem

Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà 2024?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, ví dụ như nhà ở thì đều phải được công chứng, chứng thực, chỉ loại trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định trong luật.

Hiện này dịch vụ công chứng được sử dụng ngày càng nhiều và vai trò của hoạt động công chứng cũng ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được hoạt động công chứng và các chi phí cần phải thanh toán tại văn phòng công chứng. Do đó, qua bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Tại sao cần phải công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, ví dụ như nhà ở thì đều phải được công chứng, chứng thực, chỉ loại trừ một số trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định trong luật.

Theo đó có thể thấy, những hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện trước thời điểm Luật Đất đai 2003 phát sinh hiệu lực thì các bên chủ thể không bắt buộc phải đi công chứng hợp đồng. Còn đối với những hợp đồng mua bán nhà đất diễn ra sau thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, cụ thể là diễn ra sau ngày 1/1/2004 thì bắt buộc phải đi công chứng, nếu không công chứng thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực trên pháp luật.

Về mặt pháp lý thì đối với một số loại hợp đồng pháp luật không đưa ra quy định bắt buộc phải công chứng, nhưng vẫn khuyến khích các chủ thể công chứng.

Bởi, việc công chứng hợp đồng sẽ đảm bảo về mặt hình thức cũng như là nội dung theo đúng quy định của pháp luật. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch có đối tượng là bất động sản được thực hiện thủ tục dễ dàng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp đó, hợp đồng khi đã được công chứng thì sẽ chính thức có hiệu lực thi hành đối với những chủ thể có liên quan trong hợp đồng dân sự. Trường hợp một trong các bên chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên chủ thể còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp này theo quy định của pháp luật hiện này, trừ trường hợp các bên đã thỏa thuận hình thức giải quyết tranh chấp khác trong hợp đồng.

Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà sẽ mang đến lợi ích cho các bên tham gia không chỉ về mặt pháp lý mà còn được đảm bảo trên các mặt kinh tế, thương mại… Đồng thời hạn chế được tối đa các rủi ro do hợp đồng đem lại.

Hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng sẽ được sử dụng làm chứng cứ trước Tòa nếu các bên có phát sinh tranh chấp mà không cần phải chứng minh các yếu tố liên quan.

Các chi phí khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà là gì?

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà được hiểu là khoản chi phí mà cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng hợp đồng phải nộp cho phía văn phòng công chứng khi làm thủ tục yêu cầu công chứng,

Ngoài phí công chứng thì cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng còn phải trả thêm khoản thù lao cho phía văn phòng công chứng khi họ đã thực hiện các công việc như:

– Soạn thảo, chỉnh sửa nội dung hợp đồng mua bán nhà

– Thực hiện các hoạt động công chứng theo yêu cầu của khách hàng

– Thực hiện các hoạt động xác minh thông tin, giám định các vấn đề liên quan nếu khách hàng có yêu cầu

– Các công việc cụ thể khác liên quan đến hoạt động công chứng

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách các thông tin cơ bản liên quan đến loại hợp đồng mua bán nhà thì với nội dung tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà?

Hiện nay pháp luật đã đưa ra những quy định về mức phí công chứng, đối với những loại hợp đồng có nội dung và đối tượng hợp đồng khác nhau thì sẽ được xác định mức phí công chứng khác nhau.

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý, sử dụng phí cong chứng thì mức thu phí công chứng mua bán nhà được tính trên gái chuyển nhượng, cụ thể như sau:

– Giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng thì mức thu phí công chứng là 50.000 đồng

– Giá trị hợp đồng từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu phí công chứng là 100.000 đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 0,1% nhân với giá trị hợp đồng chuyển nhượng

-Giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 1.000.000 đồng cộng 0,06% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 1 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 2.200.000 đồng cộng 0,05% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 3 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng là 5.200.000 đồng cộng 0,03% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 10 tỷ đồng

– Giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng thì mức thu phí công chứng được xác định là 32.200.000 đồng cộng 0,02% nhân giá trị hợp đồng chuyển nhượng vượt quá 100 tỷ đồng, nhưng mức thu phí tối đa là 70 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số điện thoại tư vấn pháp luật 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi