Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1523 Lượt xem

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào?

Việc thuê nhà hiện nay diễn ra rất phổ biến đặc biệt là ở các thành phố lớn để thuận lợi cho việc học tập, công tác do đó việc lập hợp đồng thuê nhà là rất cần thiết hiện nay.

Thực tế có thể thấy rằng khi đi thuê nhà một số người dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên thường không lập hợp đồng thuê mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Một số trường hợp khác thì có lập hợp đồng thuê nhà nhưng lại không thực hiện việc công chứng. Do đó khi xảy ra tranh chấp vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào? đang được quan tâm hiện nay.

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào?

Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng dân sự theo đó bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn như đã thỏa thuận và bên thuê nhà có nghĩa vụ phải trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận.

Để đảm bảo được quyền lợi của bên thuê và bên cho thuê nhà một cách tốt nhất thì nên lập hợp đồng thuê nhà trong đó ghi rõ sự thỏa thuận về tiền cọc, giá thuê nhà, thời gian cho thuê,…và cần có công chứng hoặc là chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Trong các trường hợp hợp đồng thuê nhà không có công chứng thì giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào?

– Giải quyết bằng phương thức thương lượng. Đây là một hình thức thường được ưu tiên tiến hành bởi vì thông qua việc thương lượng, các bên có thể tìm ra những phương án hợp lý nhất để có thể giải quyết tranh chấp như sửa đổi, bổ sung hợp đồng thuê nhà.

– Bằng phương thức hòa giải. Đây là phương thức được tiến hành bởi một bên thứ ba được sự đồng ý của các bên liên quan đến tranh chấp để có thể tìm ra được phương án để giải quyết tranh chấp cho phù hợp.

– Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng tại Tòa án.

Như vậy khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng thuê nhà không công chứng thì có thể lựa chọn một trong những cách thức giải quyết như trên. Tuy nhiên phương thức được ưu tiên lựa chọn hiện nay thường sẽ là hai bên tự thương lượng hoặc là hòa giải. Trong trường hợp không thể giải quyết được theo phương thức như trên thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hợp đồng thuê nhà không công chứng có vô hiệu?

Nội dung bài viết ở trên đã giải thích về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào? do đó rất nhiều người hiện nay thắc mắc về vấn đề hợp đồng thuê nhà không công chứng có bị vô hiệu.

Hợp đồng thuê nhà chính là một hợp đồng dân sự, theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì không có quy định về việc hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải công chứng. Do đó hợp đồng thuê nhà không công chứng vẫn có giá trị pháp lý và không bị vô hiệu.

Giá trị pháp lý của hợp đồng thuê nhà không phụ thuộc vào việc hợp đồng đó có được công chứng hoặc là chứng thực hay không. Vì thế khi lập hợp đồng thuê nhà hai bên chỉ cần tự thỏa thuận và ký vào hợp đồng mà không bắt buộc phải đi công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên để đảm bảo giữa bên thuê nhà và bên cho thuê nhà không gặp phải những rủi ro trong quá trình thuê nhà đặc biệt là đối với những căn có diện tích lớn, vị trí đẹp thì việc công chứng, chứng thực là điều cần thiết nên xem xét thực hiện. Khi hợp đồng thuê nhà được công chứng hoặc là chứng thực thì sẽ có giá trị pháp lý cao hơn nhờ vậy cũng có thể hạn chế được việc xảy ra tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì ngoài giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào? thì vấn đề được quan tấm đó là thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với những tranh chấp dân sự trong đó có hợp đồng dân sự thì nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết; nếu không có lựa chọn của nguyên đơn thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,..

Căn cứ theo điều 35, 36 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thi tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự.

Như vậy khi có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không công chứng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ căn cứ theo hợp đồng đó để gửi đến tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Trong trường hợp không có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thuê nhà thì có thể căn cứ theo quy định trên để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông thường trên thực tế có thể thấy nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không có công chứng thì sẽ yêu cầu tòa án nơi có nhà cho thuê giải quyết.

Tuy nhiên trong một số trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không công chứng có đương sự là người nước ngoài,…thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng như thế nào? Hợp đồng thuê nhà có bị vô hiệu trong trường hợp không thực hiện công chứng và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà xảy ra. Nếu như có những vấn đề chưa rõ thì quý độc giả vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp và cụ thể nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi